Khát vọng phát triển mạnh mẽ dòng văn học dành cho thiếu nhi

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/6/2022 | 9:53:53 AM

Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã ghi nhận những tác giả, tác phẩm trong nước mới mẻ, với những góc nhìn và cách thể hiện độc đáo, hiện đại, đem đến sự phong phú và tươi trẻ. Tuy nhiên, dường như các tác phẩm trong nước vẫn còn đôi chút lép vế so với tác phẩm dịch.

Sách thiếu nhi của các tác giả trong nước hiện nay chưa nhiều.
Sách thiếu nhi của các tác giả trong nước hiện nay chưa nhiều.

Nhiều phụ huynh thế hệ 7x, 8x vẫn thường nói với nhau: "Trẻ em bây giờ sướng, từ đồ chơi cho đến sách vở đều đẹp, phong phú, có rất nhiều lựa chọn”. Nếu chỉ nói về sách truyện, có vô vàn lựa chọn dành cho trẻ nhỏ các lứa tuổi, từ sách giấy bình thường, cho đến sách đa tương tác, sách âm thanh, lật giở…, với rất nhiều nội dung từ văn thơ, khoa học, cho đến kỹ năng sống…

Tuy nhiên, một thực tế là hầu hết sách truyện dành cho trẻ nhỏ trên thị trường hiện nay đều do các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành mua bản quyền sách nước ngoài về chuyển ngữ. Số đầu sách văn học cũng như tác giả trong nước viết riêng cho thiếu nhi còn chưa nhiều. Một số nhà xuất bản như Kim Đồng, Phụ nữ Việt Nam, Văn học, Trẻ… hiện nay vẫn đang nỗ lực, kiên trì tìm tòi, khuyến khích, thậm chí tổ chức các cuộc thi sáng tác để góp phần làm dày thêm số đầu sách "100% Việt Nam” dành cho trẻ nhỏ.

Khát vọng phát triển mạnh mẽ dòng văn học dành cho thiếu nhi -0
 Các ấn phẩm đặc biệt của Nhà xuất bản Kim Đồng nhân kỷ niệm 65 năm thành lập.

Chị Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết, thực tế hiện nay có vẻ như không có nhiều tác giả viết cho thiếu nhi. Trong quá trình hoạt động, Nhà xuất bản Kim Đồng thường xuyên có những tủ sách dành cho thiếu nhi như Tủ sách Vàng, tái bản rất nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi từ xưa đến nay, hay các Tủ sách Tuổi hoa, Tủ sách Tuổi thần tiên dành cho những lứa tuổi khác nhau để các tác giả trẻ có thể thử sức, gửi các tác phẩm của mình đến. "Chúng tôi vẫn muốn tiếp tục mang những tác phẩm văn chương đích thực của Việt Nam đến với bạn đọc. Tuy nhiên số lượng các tác giả tham gia vẫn rất hạn chế”, chị Vũ Thị Quỳnh Liên nói.

Khát vọng phát triển mạnh mẽ dòng văn học dành cho thiếu nhi -0
 Độc giả nhỏ tuổi có rất nhiều lựa chọn từ sách dịch.

Còn chị Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam cho biết, mặc dù phát hành khá nhiều ấn phẩm văn học dịch dành cho thiếu nhi, nhưng khát vọng lớn nhất của những người làm sách vẫn là xây dựng một mảng văn học thiếu nhi trong nước. Sách thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay rất phong phú, nhưng vẫn chưa có nhiều tác giả viết cho đối tượng độc giả đặc biệt này.

Cho đến nay, Kim Đồng và Phụ nữ Việt Nam vẫn là hai đơn vị xuất bản đã có những nỗ lực đáng kể trong việc tìm kiếm, khuyến khích các tác giả viết cho thiếu nhi. Chị Vũ Thị Quỳnh Liên cho biết, Kim Đồng vẫn duy trì các cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi như "Đóa hoa đồng thoại” để tìm kiếm người viết cho thiếu nhi. "Đây là cuộc thi nhỏ thôi nhưng số lượng người tham gia qua tăng lên qua từng năm. Điều đó cho thấy các tác giả cũng quan tâm nhưng có thể họ cũng chưa có nhiều thông tin hoặc chưa có nhiều động lực cho việc sáng tác. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ có những buổi hội thảo hay chia sẻ từ các tác giả chuyên nghiệp để họ có thể truyền cảm hứng cho những người viết mới”.

Chị Vũ Thị Quỳnh Liên cũng cho biết, Kim Đồng thường xuyên tìm đến các cuộc thi sáng tác của nhiều đơn vị khác, như giải thưởng Khát vọng Dế Mèn để tìm các tác phẩm chưa được xuất bản, đỡ đầu và đem các tác phẩm đó đến với độc giả. Đồng thời, Nhà xuất bản Kim Đồng cũng mong muốn tiếp cận với các nhóm người viết, thí dụ như các tác giả thiếu nhi, học sinh ở các trường để tiếp cận các em, trò chuyện, chia sẻ và đặt hàng.

Khát vọng phát triển mạnh mẽ dòng văn học dành cho thiếu nhi -0
Chị Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam. 

Nếu như Kim Đồng thiên về tìm kiếm các tác phẩm văn, thơ dành cho thiếu nhi, thì Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam lại có hướng đi khác, cũng trong khát vọng xây dựng một mảng sách thiếu nhi trong nước hoàn toàn do các tác giả Việt thực hiện. Chị Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà xuất bản chia sẻ, mong ước của những người làm sách ở Nhà xuất bản là xây dựng được những dòng sách về văn hóa vùng miền, sách về phá vỡ định kiến giới, khuôn mẫu giới, sách phổ biến kiến thức cho trẻ nhỏ, sách khoa học…

"Chúng tôi mong muốn xây dựng được một mạng lưới tác giả viết cho thiếu nhi của Việt Nam, đặc biệt là các tác giả trẻ. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ gặp được nhiều tác giả trẻ, cùng trao đổi, chia sẻ quan điểm và khuyến khích họ sáng tác. Tôi mừng vì hiện nay cũng đã có nhiều tác giả, họa sĩ tâm huyết hơn với việc sáng tác cho trẻ nhỏ. Bây giờ việc mua bản quyền xuất bản sách từ nước ngoài khá nhanh và không khó khăn mấy, nhưng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vẫn quyết tâm đầu tư nhiều hơn cho mảng sách thiếu nhi trong nước. Chúng tôi thấy cần phải có một dòng sách thiếu nhi sáng tạo, tự chủ và có bản sắc, và mong sẽ sớm có kết quả trong tương lai gần”, chị Khúc Thị Hoa Phượng nói.

Khát vọng phát triển mạnh mẽ dòng văn học dành cho thiếu nhi -0
 Nhiều ấn phẩm cho thiếu nhi qua nhiều thế hệ, nay vẫn được tái bản.

Năm nay, sáng tác cho thiếu nhi cũng bước đầu nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong nhiệm kỳ hoạt động này của Hội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã khôi phục Ban thiếu nhi, thành lập hội đồng, đặc biệt chú ý tới lực lượng người viết trẻ, hướng tới quỹ văn học trẻ. Những cuộc làm việc với lãnh đạo Đảng, Nhà nước về ý tưởng này đều nhận được ý kiến tán thành.

"Chúng ta cũng có thêm nhiều cuộc thi, giải thưởng có nội dung về văn học thiếu nhi, thu hút nhiều cây bút tài năng trẻ. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm đối với văn học thiếu nhi trong nước”, nhà thơ cho biết.

Đó bước đầu, cũng đã là những tín hiệu đáng mừng dành cho văn học thiếu nhi và mong rằng sẽ có nhiều hơn các đơn vị xuất bản và tác giả ủng hộ.

 
Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự