60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Quan hệ gắn bó hai nước qua các tác phẩm nghệ thuật

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 3:56:48 PM

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, nằm trong khuôn khổ Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào 2022, "Trại điêu khắc và vẽ tranh cổ động tại Lào, năm 2022" là một trong những hoạt động do Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào tổ chức với chủ đề "Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam".

Họa sĩ Lay hoàn thành những đường nét cuối cùng của tác phẩm tranh cổ động. Ảnh: Bá Thành/TTXVN
Họa sĩ Lay hoàn thành những đường nét cuối cùng của tác phẩm tranh cổ động. Ảnh: Bá Thành/TTXVN

Cuộc phát động nhằm giới thiệu tới người dân Lào và cộng đồng người Việt Nam tại Lào về đất nước, văn hoá Lào – Việt Nam cũng như truyền thống hợp tác, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước. 

Chú thích ảnh
Anh Khanpan Vilaphan, Phó Trưởng khoa Điêu khắc, Học viện Mỹ thuật Lào, hoàn thành bức phù điêu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Từ chất liệu xi măng, với các hình khối dày, mỏng kết hợp với những đường nét thanh mảnh khác nhau, anh Khanpan Vilaphan, Phó Trưởng khoa Điêu khắc, Học viện Mỹ thuật Lào đang khẩn trương hoàn thành nốt những công đoạn cuối cùng trong tác phẩm phù điêu của mình. Anh cảm thấy rất vui khi được tham gia vào sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Hồ Chí Minh là hai lãnh đạo đại diện cho nhân dân hai nước Việt-Lào, vốn luôn chia ngọt, sẻ bùi, kề vai sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh vì nền độc lập của mỗi nước cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Và đây cũng chính là hình ảnh được anh Khanpan Vilaphan lựa chọn làm ý tưởng thể hiện trong tác phẩm phù điêu của mình. Anh cho biết: "Trên thế giới, chẳng có nước nào có được quan hệ đặc biệt như Việt Nam và Lào. Vì thế tôi đã thiết kế và đắp bức phù điêu này với mục đích để người dân hiểu được truyền thống quan hệ tốt đẹp của hai nước". 

Chú thích ảnh
Anh Phayvan Thammavongxa hoàn thiện tác phẩm điêu khắc. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Còn đối với nhà điêu khắc Phayvan Thammavongxa, từ chất liệu gỗ đơn sơ và mộc mạc, anh đã tạo ra một tác phẩm điêu khắc không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh người chiến sĩ bộ đội Lào và Việt Nam luôn sát cánh chiến đấu bên nhau. Đó là những người có công rất lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Anh Phayvan Thammavongxa chia sẻ: "Chúng ta ai cũng biết về tình đoàn kết có từ lâu giữa bộ đội Lào và Việt Nam, từ giai đoạn đấu tranh giành độc lập, bộ đội hai nước đã giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Anh em bộ đội Việt Nam đã hỗ trợ Lào rất nhiều, chính vì vậy tôi đã chọn chủ đề này". 

 
Chú thích ảnh
Họa sĩ Phonethip Danxenxulith hoàn thành những đường nét cuối cùng của tác phẩm tranh cổ động. Ảnh: Bá Thành/TTXVN

Ở một không gian khác, với vô vàn những gam màu và mỗi gam màu đều mang những sắc thái khác nhau, anh Phonethip Danxenxulith, họa sĩ của Học viện Mỹ Thuật Lào cũng đang gấp rút hoàn thiện bức tranh của mình. Trong bức tranh là hình ảnh người nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức Lào và Việt Nam đang kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, cùng hỗ trợ nhau xây dựng và phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng. 

Qua tác phẩm của mình, họa sĩ Phonethip muốn thể hiện tình cảm, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của nhân dân Lào đối với Việt Nam. Anh chia sẻ: "Tôi rất vui mừng và vinh dự khi được tham gia trại sáng tác hết sức có ý nghĩa này nhân dịp hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động để kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào – Việt Nam". 

Toàn bộ các tác phẩm sau khi được hoàn thành dự kiến sẽ được đem trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào từ ngày 16/7 đến hết năm 2022 để người dân các dân tộc Lào cũng như cộng đồng người Việt Nam tại Lào có dịp đến để thưởng lãm và hiểu hơn về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam – Lào anh em.

Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự