Du lịch Đông Dương qua tài liệu lưu trữ

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/8/2022 | 2:05:02 PM

Ðược thiết kế như một tour du lịch qua màn ảnh nhỏ, triển lãm trực tuyến "Ðông Dương-Xứ sở diệu kỳ" do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) vừa thực hiện, ra mắt là hành trình thú vị đưa công chúng trở lại những năm đầu thế kỷ 20 để tìm hiểu về những địa danh Ðông Dương khi thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa.

Hình ảnh trong triển lãm Ðông Dương-Xứ sở diệu kỳ.
Hình ảnh trong triển lãm Ðông Dương-Xứ sở diệu kỳ.

Xuất phát từ ga Hà Nội, triển lãm đưa du khách ngược dòng thời gian tham gia vào tour khám phá Ðông Dương được kết nối theo ba chặng tương ứng với ba phần không gian triển lãm. Phần một: "Ðông Dương-Miền đất của những kỳ quan" thông qua các tài liệu, hình ảnh, áp- phích làm nổi bật vẻ đẹp của những điểm đến tiêu biểu thuộc năm xứ Ðông Dương do thực dân Pháp phân chia khi đó như: Hà Nội, Hạ Long (Bắc kỳ); kinh đô Huế, Hội An, tháp Chàm (Trung kỳ); Sài Gòn (Nam kỳ); chùa Xiêng Thoong, tháp Thạt Luổng (Lào); quần thể Ăng-co (Cao Miên)…, Phần hai: "Biển Ðông Dương-Thiên đường xứ nhiệt đới" với nhiều hình ảnh lưu trữ đen trắng lại vẽ lên vẻ đẹp của bờ biển Ðông Dương, đặc biệt là những bãi biển trong xanh trải dài khắp ba miền trên dải đất hình chữ S: Ðồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Tùng, Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc. Phần còn lại: "Núi non Ðông Dương-Những khu nghỉ mát lý tưởng" đưa du khách tham quan những khu nghỉ mát trên núi thời Pháp thuộc như: Sa Pa, Tam Ðảo, Ba Vì ở Bắc kỳ; Bà Nà, Bạch Mã, Ðà Lạt ở Trung kỳ; Bockor ở Cao Miên, Pắc Xong ở Lào. Bên cạnh tư liệu hình ảnh, phần ba cũng trưng bày một số bản vẽ quy hoạch các khu du lịch, nghỉ mát này.

Ðiểm đặc biệt là cả ba chặng trong tour du lịch đều được kết hợp với giọng đọc của thuyết minh viên cùng nhạc nền phù hợp như tiếng còi tàu réo rắt, tiếng chim hót, tiếng sóng biển rì rào… và đặt trong phối cảnh không gian 3D khiến người xem như được trải nghiệm một chuyến du ngoạn Ðông Dương xa xưa. Triển lãm còn tái hiện nhiều sinh hoạt đặc trưng của người dân gắn với từng điểm đến, như cảnh ngư dân đội nón lá làm việc trên những con thuyền gỗ ở biển Nha Trang, cảnh ngư dân quăng lưới ở bãi biển Sầm Sơn, hay chọi trâu ở Ðồ Sơn…

Bà Bùi Thị Hệ, chuyên viên Phòng Phát huy giá trị tài liệu-Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I cho biết: Theo một số nghiên cứu, du lịch hiện đại bắt nguồn từ các chuyến "Grand tour" vào thế kỷ 18 tại châu Âu. Ðây là chuyến đi của giới thanh niên thượng lưu các nước Tây Âu và Bắc Âu tới các quốc gia khác nhằm trải nghiệm, khám phá và học hỏi văn hóa, nghệ thuật. Cùng với quá trình xâm chiếm và khai thác thuộc địa đầu thế kỷ 20 tại Ðông Dương, thực dân Pháp đã chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác các địa điểm nghỉ mát, du lịch để phục vụ các nhà tư bản và quan chức chính quyền thực dân. Cho đến hiện tại, đây vẫn là những điểm đến được yêu thích của khách du lịch trong nước và quốc tế. Với gần 100 tài liệu, hình ảnh, bên cạnh tôn vinh vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh Ðông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, ban tổ chức triển lãm cũng mong muốn giới thiệu nguồn tài liệu, tư liệu lưu trữ như một nguồn thông tin tham khảo phục vụ công tác phát triển sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách nước ngoài, nhất là với khách du lịch người Pháp.

Cũng theo nhóm thực hiện, triển lãm được dày công chuẩn bị suốt hơn nửa năm qua. Trong đó, việc khảo sát, lập danh mục tài liệu, nghiên cứu thông tin để viết thuyết minh, trích dẫn được tiến hành từ đầu năm 2022. Công đoạn thiết kế 2D, 3D và dựng tour được hoàn thành trong gần hai tháng trước ngày ra mắt. Trước "Ðông Dương-Xứ sở diệu kỳ", Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã ghi dấu ấn với nhiều triển lãm 3D về tài liệu lưu trữ như: "Giáo dục triều Nguyễn-Vang vọng còn lại", "Ký ức chợ xưa"…, song ở triển lãm lần này tập trung nhiều hơn vào phần hình ảnh, âm thanh để có thể đánh thức giác quan của người xem. Ða dạng hóa nhiều hình thức biểu đạt của tài liệu lưu trữ, sáng tạo thêm nhiều cách tiếp cận mới, đó là nỗ lực đáng ghi nhận của những người làm công tác lưu trữ để nối dài sức sống và lan tỏa giá trị quý báu đã được khẳng định từ lịch sử của thông tin tư liệu ■

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự