Phân loại phim theo độ tuổi để bảo vệ trẻ em

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 2:44:29 PM

Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) năm 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 quy định rõ việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim cho các phim chiếu trên mọi hình thức phổ biến.

Cảnh trong phim
Cảnh trong phim "Song Lang". (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp)

So với Luật cũ, Luật Ðiện ảnh mới đã bổ sung thêm loại K-phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ. Ðây là lần đầu tiên văn bản Luật của Việt Nam đề cập trực tiếp đến trách nhiệm của cha mẹ trong việc xem phim cùng con, hỗ trợ, giám sát và hướng dẫn con thưởng thức tác phẩm điện ảnh.

Trước khi Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) 2022 ra đời, có thể thấy tình trạng phân loại phim ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa chặt chẽ. Ðối tượng người xem là trẻ em chưa được bảo vệ trước các phim có nội dung người lớn, bạo lực, ma túy… Trên các kênh chiếu mạng, trẻ em có thể thoải mái tiếp cận các phim có nội dung không phù hợp lứa tuổi mà không hề có nhãn dán độ tuổi, cảnh báo nội dung.

Theo Luật mới, chúng ta có các mức xếp loại phim bao gồm: P- phổ biến với mọi lứa tuổi, T13- phổ biến đến người xem từ 13 tuổi trở lên, T16- phổ biến với người xem từ 16 tuổi trở lên, T18- phù hợp với người xem từ 18 tuổi trở lên, C- các phim không được phép phổ biến và K- phổ biến cho trẻ dưới 13 tuổi với điều kiện có cha mẹ hoặc người giám hộ xem cùng.

Mức độ K cho thấy một bước tiến mới trong phân loại phim, tương đương mức PG13 của quốc tế, cho phép trẻ em dưới 13 tuổi có thể xem những bộ phim hướng tới trẻ em nhưng có một số chi tiết không phù hợp cần có sự hướng dẫn, giải thích của cha mẹ hoặc người giám hộ. Sự cởi mở trong phân loại này tạo điều kiện cho khán giả nhỏ tuổi thưởng thức nhiều hơn các tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế. Thí dụ gần đây có phim "Spider-Man: No Way Home" một bộ phim hấp dẫn khán giả trẻ, nếu được phân loại ở mức độ K thì các em nhỏ có thể được tới rạp thưởng thức cùng cha mẹ.

Tại các quốc gia phát triển, việc phân loại phim theo độ tuổi rất chặt chẽ, nhưng không phải vì thế mà hạn chế cơ hội xem phim của trẻ em. Các quy định về phổ biến phân loại phim, nếu lồng vào vai trò, trách nhiệm, sự giám sát của cha mẹ, tạo điều kiện để cha mẹ đồng hành cùng con thì chính là tăng cơ hội cho con được giải trí, học hỏi từ phim ảnh, tăng sự kết nối giữa các thành viên gia đình.

Với phân loại K trong Luật Ðiện ảnh mới, cha mẹ phải phát huy hết trách nhiệm, tìm hiểu thông tin và hướng dẫn con xem phim. Ðiều này không chỉ cần thiết trong lựa chọn các phim chiếu rạp, mà cả các phim phát trên truyền hình cũng như trên mạng.

Tại hội nghị-hội thảo: "Xây dựng thông tư quy định tiêu chí phân loại phim và hướng dẫn thực hiện cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem" do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức vừa qua, ý kiến của các đại biểu thống nhất, việc đưa ra các mức độ phân loại phim theo độ tuổi có một mục đích quan trọng là bảo vệ trẻ em. Phân loại để trẻ em có cơ sở chọn lọc xem phim phù hợp với độ tuổi của mình.

Theo các chuyên gia, khi thực hiện phân loại dán nhãn phim theo độ tuổi, ngoài phim chiếu rạp phải hết sức nghiêm túc với các dòng phim khác như phim chiếu truyền hình, phim chiếu trên mạng và các nền tảng số. Các phim truyền hình cần được dán nhãn ở góc màn hình để phụ huynh có thể quan tâm, can thiệp vào việc xem phim của trẻ nhỏ. Trên các nền tảng phải trả tiền hay trên các kênh chiếu mạng, việc dán nhãn phim theo độ tuổi càng không thể xem nhẹ, lơ là, vì trẻ em ngày nay hầu hết đều sử dụng điện thoại và có thể tiếp cận phim ảnh bất cứ thời điểm nào.

Nhưng dù cho quy định trong Luật có chặt chẽ ra sao, thông tư hướng dẫn cụ thể đến đâu, vẫn cần một cơ chế giám sát thuyết phục. Chúng ta phân loại, dán nhãn phim theo độ tuổi mục đích là bảo vệ trẻ em, nhưng với sự thuận tiện của các thiết bị điện tử, công nghệ hiện nay, không dễ để kiểm soát con em mình lựa chọn xem phim có phù hợp lứa tuổi hay không.

Một số ý kiến ghi tại hội nghị, hội thảo có thể xem là một giải pháp khả thi. Theo đó, với các phim chiếu trên truyền hình, việc dán nhãn cần phải ghi rõ cảnh báo như phim có chứa yếu tố bạo lực, ngôn ngữ không phù hợp trẻ em để cha mẹ có cơ sở nhắc nhở con cái thận trọng khi xem phim hay chuyển kênh khi cần thiết.

Riêng các phim chiếu trên các nền tảng số, đặc biệt là các nền tảng xuyên biên giới, dán nhãn vẫn chỉ mang tính cảnh báo là chính. Việc lựa chọn xem phim của trẻ vẫn cần nhiều đến vai trò của cha mẹ, người thân, can thiệp và giám sát để trẻ em tiếp cận những phim phù hợp lứa tuổi của mình.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự