Gợi mở nhiều giải pháp phát triển du lịch vùng Tây Yên Tử

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/9/2022 | 2:24:40 PM

Sáng 8/9, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang chức hội nghị khoa học tư vấn, phản biện “Đề án phục dựng con đường hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, giai đoạn 2022-2030”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu tại hội nghị.
Nhà sử học Dương Trung Quốc phát biểu tại hội nghị.

Tham dự hội nghị có nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tiến sĩ Hoàng Thị Hoa, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Châm, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Tiến sĩ Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam; một số nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu của Tổng cục Du lịch, Viện Trần Nhân Tông. Cùng dự có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện Lục Nam.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Theo dự thảo Đề án, mục tiêu nhằm tái hiện con đường hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, con đường bộ hành tâm linh độc đáo nhất tại Việt Nam, kết nối các điểm du lịch tâm linh, lịch sử nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm, trở thành điểm sáng của du lịch Bắc Giang và lan toả ra cả nước. 

Làm rõ giá trị di sản nổi bật của vùng đất Tây Yên Tử Bắc Giang, tôn vinh giá trị di sản Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử và di tích, danh thắng Tây Yên Tử. Đề xuất phương án để thu hút được 2,5 triệu lượt du khách/năm đến trải nghiệm vào năm 2030.

Đề án cũng đề ra một số nhiệm vụ, trong đó thành lập các đoàn khảo sát, gồm các chuyên gia kiến trúc và du lịch, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khảo sát toàn bộ tuyến đường từ chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) đến các xã, gồm Cẩm Lý, Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Vô Tranh, Trường Sơn, Lục Sơn (Lục Nam) và chùa Đồng (Quảng Ninh) nhằm phục dựng một tuyến đường rõ ràng, liền mạch, nối các điểm di tích lại với nhau, định vị được GPS, lập được bản đồ…

Nhìn chung, các đại biểu tán thành về sự cần thiết xây dựng Đề án nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn vùng Tây Yên Tử, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH ở các địa phương; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến, gợi mở những giải pháp quý báu, có chất lượng. 

Nhà sử học Dương Trung Quốc đề nghị trong Đề án cần làm rõ thêm không gian phát triển du lịch, đề cập tới công tác bảo tồn di sản. Quan tâm nhiều hơn tới cơ sở khoa học của việc xây dựng Đề án, nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, xã hội; cần khai thác thêm yếu tố lễ hội trong phát triển du lịch. Mặt khác, gắn kết chặt chẽ giữa các điểm di tích giữa hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. 

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Châm, đơn vị xây dựng Đề án cần làm rõ thêm các yếu tố văn hóa (di sản, tài nguyên nhân văn…) để có thể khai thác, phát triển du lịch. Ngoài việc tạo dựng các câu chuyện về Phật hoàng Trần Nhân Tông cần mở rộng hơn ở các nội dung khác, nhất là liên quan đến dấu vết, hồi ức, văn hóa, tâm linh, lễ hội, phong tục tập quán của các cư dân vùng Tây Yên Tử để trở thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Trong giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch chú ý đến việc bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng cho đội ngũ làm du lịch. 

Theo Tiến sĩ Hoàng Thị Hoa, đơn vị xây dựng cần tổng hợp các nguồn tư liệu của tỉnh Bắc Giang đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt liên quan đến phát triển du lịch trước đây để đưa vào Đề án. Các dự án xây dựng du lịch bên sườn Tây Yên Tử phải tạo sự khác biệt, chú ý đến vấn đề bảo tồn di sản, phát triển du lịch bền vững. 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Viện Trần Nhân Tông cho rằng, cần tiến hành điều tra xã hội học, thu thập thông tin về nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp lữ hành trong vùng dự kiến triển khai dự án; nghiên cứu đầy đủ hiện trạng, xây dựng niên biểu Tam tổ Trúc Lâm, nhất là những điểm chùa, nơi ghi dấu ấn của Tam tổ ở vùng Tây Yên Tử để bổ sung cơ sở khoa học xây dựng Đề án.

Tiến sĩ Phùng Văn Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang đề nghị cần đánh giá sâu hơn hiệu quả đề án, điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển du lịch của vùng quy hoạch triển khai Đề án. Làm rõ sự khác biệt giữa du lịch tâm linh của Bắc Giang với du lịch tâm linh ở các địa phương khác trong nước và quốc tế để có định hướng đầu tư, phát triển.

Nhiều ý kiến đề xuất xem xét tên gọi, bố cục của Đề án sao cho phù hợp. Cùng đó, phải có một quy hoạch xây dựng đầy đủ, hoàn chỉnh (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết); có các chuyên gia tư vấn trong quá trình xây dựng; đẩy mạnh công tác truyền thông, liên kết vùng, nhất là Hà Nội và Quảng Ninh để cùng phát triển.

Trên cơ sở ý kiến tham luận, phản biện của các đại biểu, Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh nghiên cứu, xem xét  quyết định.

Theo Báo BGĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự