Để sân khấu Việt xuất ngoại thành công

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/10/2022 | 10:16:49 AM

Theo nhận định của không ít chuyên gia nghệ thuật nước ngoài và đạo diễn các nước từng có hoạt động hợp tác với các đơn vị nghệ thuật nước ta, các nghệ sĩ, diễn viên Việt Nam được đào tạo bài bản, có nghề và tâm huyết, nhiều chương trình, vở diễn có chất lượng cao và khả năng chinh phục được thị trường khán giả nước ngoài.

Ảnh minh họa: Vở kịch “Chén thuốc độc” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (Nguồn: Báo Công an nhân dân)
Ảnh minh họa: Vở kịch “Chén thuốc độc” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (Nguồn: Báo Công an nhân dân)

Điều này đã thấy ở những chuyến lưu diễn thành công của một số nhà hát truyền thống cùng những chương trình vở diễn hợp tác cùng nhà hát nước ngoài của Nhà hát Tuồng, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ... và nhất là chương trình của các nhà hát múa rối hay Liên đoàn Xiếc Việt Nam từng được đón nhận nồng nhiệt ở các nước châu Âu, châu Á, thu hút đông khán giả đến xem dài ngày với nhiều suất diễn.

Tuy nhiên, không như điện ảnh Việt Nam đã và đang tiến ra thị trường quốc tế với các bộ phim phần nào ghi được dấu ấn ở rạp chiếu nước ngoài và mang về doanh thu, sân khấu Việt vẫn chủ yếu hướng tới việc hợp tác mang tính giao lưu, học hỏi bởi sự thật chúng ta vẫn còn khoảng cách về trình độ so với sân khấu thế giới, còn trì trệ trong những thử nghiệm, cách tân để bứt phá. Bản thân sân khấu trong nước cũng đang gặp nhiều khó khăn, loay hoay với bài toán duy trì hoạt động, thu hút khán giả đến rạp trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình nghệ thuật, giải trí khác.

Dàn dựng những vở diễn, chương trình sân khấu để biểu diễn phục vụ công chúng trong nước, vừa có thể phục vụ cả công chúng nước ngoài đòi hỏi các tác phẩm phải phản ánh được xã hội và đời sống đương đại Việt Nam, kể được những câu chuyện của con người Việt Nam hôm nay. Mỗi vở diễn, chương trình có lời thoại song ngữ trực tiếp hoặc trên phông, nhưng diễn xuất của nghệ sĩ mới là quan trọng, giúp người xem cảm nhận được những thông điệp và các giá trị nhân văn trong đó.

Dàn dựng những vở diễn, chương trình sân khấu để biểu diễn phục vụ công chúng trong nước, vừa có thể phục vụ cả công chúng nước ngoài đòi hỏi các tác phẩm phải phản ánh được xã hội và đời sống đương đại Việt Nam, kể được những câu chuyện của con người Việt Nam hôm nay.

Điều mà công chúng các nước mong muốn hơn cả khi tiếp cận sân khấu Việt Nam là các tác phẩm đó phải mang bản sắc và đặc trưng dân tộc rõ nét, cho thấy sự sáng tạo của nghệ sĩ Việt chứ không chỉ là sự vay mượn hay bắt chước, đi theo lối mòn quen thuộc như sân khấu các nước đã có.

Cũng vì vậy, các đơn vị nghệ thuật cần một đội ngũ làm nghề chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ, có trình độ cao và giàu sức sáng tạo ở tất cả các khâu, từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên, âm nhạc, thiết kế sân khấu, trang phục, đạo cụ cho đến kỹ xảo âm thanh, ánh sáng.

Sân khấu thế giới luôn chuyển biến mạnh mẽ với nhiều xu hướng phát triển, nhiều thử nghiệm, đổi mới về phong cách dàn dựng mà những người làm nghề gọi là sự "phá cách”, làm thay đổi không gian biểu diễn vốn đóng khung hạn hẹp theo truyền thống trên các sân khấu rạp diễn và nhà hát.

Người nghệ sĩ có thể biểu diễn ở bất kỳ đâu, trong bất cứ không gian nào với đạo cụ giảm thiểu, đưa sân khấu đến gần với khán giả, hòa nhập cùng người xem, giúp họ vừa là đối tượng thưởng thức, vừa tham gia trực tiếp vào vở diễn. Với điều kiện diễn xuất như vậy, đạo diễn không chỉ "cao tay”, có trình độ dàn dựng mà bản thân diễn viên cũng phải thật sự có nội lực thể hiện.

Các nghệ sĩ Việt Nam và những người làm nghề phải thường xuyên được giao lưu học hỏi với đồng nghiệp các nước, nhất là ở các nền sân khấu phát triển. Những kỳ cuộc liên hoan, sự kiện của sân khấu quốc tế, hợp tác dàn dựng, biểu diễn với các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ nổi tiếng ở các nước, mời họ tham gia xây dựng những chương trình, vở diễn trong nước, sẽ góp phần giúp sân khấu nước ta đổi mới, hội nhập nhanh chóng với sân khấu thế giới...

Sân khấu tự chủ, sân khấu xã hội hóa là hướng đi và cũng là phương châm mà chúng ta đã và đang thực hiện, nhưng để đưa được sân khấu Việt ra với thế giới, giới thiệu được cái hay, cái đẹp và bản sắc văn hóa Việt với công chúng quốc tế, không thể thiếu được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng ngành văn hóa và ngoại giao.

Chúng ta đã nỗ lực tổ chức được Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế, Liên hoan Xiếc quốc tế định kỳ ba năm một lần tại Hà Nội, nhưng vẫn còn quá ít sự kiện tương tự. Số lượng đoàn Việt Nam dự những kỳ festival sân khấu của khu vực, châu lục và thế giới cũng không nhiều. Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn "đột phá” để không chỉ là điện ảnh mà cả sân khấu Việt cũng có khả năng mở rộng hơn cánh cửa "xuất ngoại”.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự