"Thời xa vắng" và những trang văn rung động nền văn học của nhà văn Lê Lựu

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/11/2022 | 10:14:24 AM

Nhà văn Lê Lựu đã ra đi mãi mãi ở tuổi 81. Ông để lại cho nền văn học Việt Nam những trang văn gắn liền với sự thay đổi của thời đại. Những tác phẩm với những giá trị nghệ thuật không bao giờ cũ.

Nhà văn Lê Lựu qua đời ở tuổi 81 (Ảnh: Tư liệu).
Nhà văn Lê Lựu qua đời ở tuổi 81 (Ảnh: Tư liệu).

Gần 60 năm miệt mài với nghiệp viết, Lê Lựu đã đóng góp cho nền văn chương nước nhà mười lăm tác phẩm. Tuy số lượng tác phẩm không nhiều so với những tác giả cùng thời nhưng tất cả đều có dấu ấn riêng. 

Nhà văn Lê Lựu lúc sinh thời nổi tiếng với những tác phẩm kinh điển trong văn học Việt Nam như: Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Chuyện làng Cuội... Đặc biệt, hai tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh vô cùng thành công, được khán giả biết đến rộng rãi là Sóng ở đáy sông và Thời xa vắng.

Thời xa vắng

Tiểu thuyết Thời xa vắng ra mắt năm 1986, được nhà văn Lê Lựu viết khi công cuộc đổi mới đất nước vừa được bắt đầu. Thời xa vắng đánh dấu bước ngoặt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lê Lựu và được xem là tác phẩm thành công nhất của ông. Bước ra khỏi lăng kính dân tộc với lý tưởng thời chiến, ông chuyển ngòi bút đến số phận con người giữa cơn lốc thời đại.

Bằng giọng điệu giễu nhại, Lê Lựu tập trung khai thác nghịch lý cuộc đời để từ đó phê phán những điều xấu trong xã hội như nạn tảo hôn, tư tưởng cổ hủ, chủ nghĩa ích kỷ thiển cận.

Tiểu thuyết Thời xa vắng xoay quanh nhân vật tên Giang Minh Sài. Khi đất nước còn chiến tranh, anh bị gia đình ép buộc kết hôn với Tuyết - người phụ nữ hơn anh 3 tuổi. Tuy đồng thuận, nhưng bên trong, Sài không chấp nhận vợ.

Cuộc hôn nhân không tình yêu trở nên ngột ngạt khi anh gặp và đem lòng cảm mến Hương. Vì cô, anh quyết trốn vào chiến trường miền Nam, thoát khỏi gia đình và những ràng buộc với vợ. Giang Minh Sài, nhân vật chính của Thời xa vắng là một người vừa đáng thương, vừa đáng giận. Anh giàu khát vọng nhưng lại bị tư tưởng cũ kìm kẹp, không dám đấu tranh cho tự do của mình.

Với giọng văn dung dị và thông điệp rõ ràng: "Con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính mình, chứ không phải bằng những giá trị được áp đặt bởi xã hội". Từ đây, tác phẩm được coi là đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước.

Năm 1986. Tiểu thuyết Thời xa vắng đã được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. 

Thời xa vắng và những trang văn rung động nền văn học của nhà văn Lê Lựu - 2

Hình ảnh cuốn tiểu thuyết "Thời xa vắng" (Ảnh: Tư liệu).

Nhà văn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng nói về Thời xa vắng: "Công cuộc đổi mới đất nước vừa được mở ra thì ngay lập tức, văn học đã ghi được dấu ấn bất ngờ bằng tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu. Ông viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời. Cái thời đó tác giả gọi là "thời xa vắng" nhưng thật ra vẫn chưa qua". 

Năm 2003, tác phẩm được chuyển thể thành phim nhựa, đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh, Ngô Thế Quân và Nguyễn Thị Huyền - Hoa hậu Việt Nam 2004 đóng chính.

Bộ phim được Hội Điện ảnh Việt Nam trao giải Cánh diều bạc năm 2005. Thời xa vắng còn được trao nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, như giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Singapore, giải Quay phim xuất sắc nhất của Hội Điện ảnh Việt Nam, giải thưởng của Viện Bảo tàng Pháp.

Sóng ở đáy sông

Tiểu thuyết "Sóng ở đáy sông" được nhà văn Lê Lựu sáng tác vào năm 1994. Đây là tác phẩm được ông viết theo đơn đặt hàng của nhà xuất bản Hải Phòng. 

Nếu Thời xa vắng lên án nạn tảo hôn thì Sóng ở đáy sông đi sâu vào khắc họa những tác động của gia đình lên nhân cách con người. Nhân vật chính của tác là Núi, anh vốn là con của vợ lẽ trong một gia đình tư sản thời cũ. Từ nhỏ, anh em Núi và mẹ cậu đã không được bố chấp nhận. Ông luôn tìm cách gây khó dễ để đuổi mẹ con anh ra khỏi nhà.

Thời xa vắng và những trang văn rung động nền văn học của nhà văn Lê Lựu - 3

NSƯT Xuân Bắc đóng vai Núi trong phim "Sóng ở đáy sông" được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Lê Lựu (Ảnh: Tư liệu).

Khi chiến tranh nổ ra, ông lợi dụng việc di tản của thành phố, gửi ba anh em về nhà ngoại. Tại đây, Núi có mối tình đầu với cô gái tên Hiền. Tuy nhiên, tình yêu chớm nở một thời gian thì Hiền bỏ đi nơi khác. Cuộc đời bi thương của Núi càng thêm đau đớn khi mẹ anh qua đời. Chỗ dựa duy nhất đã không còn, lại liên tiếp bị cha hắt hủi, ghẻ lạnh. Bi kịch cuộc đời Núi bắt đầu từ đó. Anh trở thành kẻ cắp, nhiều lần vào tù ra tội, sống kiếp giang hồ.    

Trong tác phẩm này, nhà văn Lê Lựu sử dụng lối viết mộc mạc, đậm chất hiện thực, giúp độc giả hình dung về chân dung một cuộc đời, và một giai đoạn đầy biến động của nước nhà.

Năm 2000, tiểu thuyết Sóng ở đáy sông được chuyển thể thành phim truyền hình cùng tên, do Lê Đức Tiến đạo diễn, đưa tên tuổi các diễn viên Xuân Bắc, Kim Oanh, Bá Anh... tỏa sáng. Cùng kịch bản phim chặt chẽ, chân thực, xúc động, giàu tính nhân văn, phim Sóng ở đáy sông nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả, trở thành hiện tượng của truyền hình Việt Nam những năm 2000. 

Chuyện làng Cuội

Một tác phẩm khác thể hiện những biến chuyển trong ngòi bút Lê Lựu là Chuyện làng Cuội. Tiểu thuyết này đem đến nhiều góc nhìn về làng quê Việt Nam, nơi định kiến, lề thói cũ không ngừng tác động đến cuộc đời mỗi người.

Chuyện làng Cuội mô tả số phận đáng thương của bà cụ Đất. Từng là cô gái xuân sắc nhưng vì tin lời tổng Lỡi, Đất đã trở thành món đồ chơi tình dục, hủy hoại cả cuộc đời.  Dù sau này được một cán bộ Việt Minh yêu thương, cô vẫn chịu đau khổ trước sự căm ghét của dân làng.

Thời xa vắng và những trang văn rung động nền văn học của nhà văn Lê Lựu - 4

"Chuyện làng Cuội" cũng là một trong những tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Lê Lựu (Ảnh: Tư liệu).

Tất cả sỉ nhục ấy bắt nguồn từ những kẻ làm việc ở huyện, phường. Vì nhận thức còn hạn chế, chúng đã gây ra biết bao hành động bất nhân, dập nát hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp của Đất.

Lê Lựu đã khắc họa rõ nét nỗi đau của bà cụ Đất. Sau mỗi biến cố, câu chuyện càng được đẩy lên cao trào bởi những tình tiết thể hiện sự bất nhân với người phụ nữ ấy.

Theo BGTV (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự