Khai mạc Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm năm 2022
- Cập nhật: Thứ tư, 16/11/2022 | 1:40:26 PM
Tối 15/11, Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V năm 2022 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu chủ trì, phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức đã chính thức khai mạc tại Rạp Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội.
Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại liên hoan. (Ảnh: QUANG TẤN)
|
Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V năm 2022 là hoạt động chuyên môn quan trọng hàng đầu trong năm của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với ý nghĩa tạo ra sân chơi giao lưu nghề nghiệp giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, từ đó nâng cao chất lượng nghệ thuật, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo của nền nghệ thuật sân khấu nước nhà.
Liên hoan quy tụ sự tham gia của 16 đơn vị nghệ thuật trong nước và 5 đơn vị nghệ thuật quốc tế đến từ các nước: Hàn Quốc, Ba Lan, Singapore, Italia, Pakistan, mang đến 20 vở diễn, chương trình sân khấu đặc sắc ở nhiều thể loại: kịch nói, cải lương, xiếc, rối…
NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phát biểu khai mạc Liên hoan. (Ảnh: QUANG TẤN) |
Phát biểu khai mạc Liên hoan, NSND Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhấn mạnh: Liên hoan sẽ là ngày hội nghề nghiệp của giới nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và các nước.
Qua đó, các nghệ sĩ có dịp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về những thủ pháp, tìm tòi sáng tạo mang tính thử nghiệm để mang tới cho người xem hôm nay những điều mới lạ, đa dạng và phong phú của nghệ thuật sân khấu.
Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định: Liên hoan là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh sân khấu thế giới cùng các ngành nghệ thuật khác đang trên đà phục hồi và tập trung phát triển sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Ông hy vọng sau liên hoan này, sân khấu Việt Nam sẽ xuất hiện thêm nhiều vở diễn mới với những trăn trở, khám phá để tìm ra những thủ pháp dàn dựng, ngôn ngữ nghệ thuật mới cũng như xử lý một cách có hiệu quả những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống xã hội ngày nay.
Tặng hoa đại diện các đơn vị nghệ thuật tham dự liên hoan. ((Ảnh: QUANG TẤN) |
Theo Ban tổ chức, tiêu chí để xét giải cho các vở diễn tham dự liên hoan là phải có sự tìm tòi khám phá mang tính thử nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của các thành phần như: Biên kịch; Đạo diễn; Thiết kế mỹ thuật; Diễn xuất; Âm thanh; Ánh sáng, Âm nhạc; Kỹ thuật; Nghệ thuật hình thể và những yếu tố nghệ thuật khác.
Những thử nghiệm này phải mang tính hiệu quả về nội dung và nghệ thuật; phù hợp thuần phong, mỹ tục của mỗi quốc gia, hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ…
Một cảnh trong vở diễn "Antigone” của Sân khấu Lucteam. (Ảnh: QUANG TẤN) |
Ngay sau lễ khai mạc, vở diễn "Antigone” đã được các nghệ sĩ, diễn viên của Sân khấu Lucteam công diễn mở màn Liên hoan. Các chương trình, vở diễn còn lại của các đơn vị nghệ thuật tham gia sẽ lần lượt được biểu diễn tại các rạp, nhà hát trên địa bàn Hà Nội và Hải Phòng.
Các tin khác
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.
Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.