Tôn vinh giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa làng nghề Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/11/2022 | 2:55:00 PM

Triển lãm “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh - Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 25/11 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam (số 02, Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Đây là hoạt động do Trung tâm Triển lãm văn hóa-nghệ thuật Việt Nam phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam tổ chức, chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Triển lãm gồm hai nội dung: Không gian trưng bày, triển lãm về di sản thiên nhiên Việt Nam và khu trưng bày Di sản văn hóa làng nghề Việt Nam.

Không gian trưng bày "Di sản thiên nhiên Việt Nam" do Trung tâm Triển lãm Văn hóa-Nghệ thuật Việt Nam thực hiện, khắc họa bức tranh tổng quát về di sản thiên nhiên của Việt Nam thông qua 120 bức ảnh về di sản thiên nhiên của Việt Nam. Những bức ảnh này mô tả vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị đa dạng sinh học, nét đẹp văn hóa, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt đời sống con người gắn với môi trường thiên nhiên tại các di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn ASEAN…

Khu trưng bày "Thiên nhiên Việt Nam” do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam thực hiện, giới thiệu 50 bức ảnh tiêu biểu vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, giá trị đa dạng sinh học của Việt Nam. Đó là ảnh về rừng tự nhiên trên dãy núi Fansipan (Lào Cai), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Hang động Sơn Đoòng (Quảng Bình), núi Bạch Mã (Thừa-Thiên Huế), vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên khác ở Việt Nam. Điều thú vị là hình ảnh các loài thực vật, động vật (côn trùng, bò sát - lưỡng cư, chim, thú…) do các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, các nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên trong nước và quốc tế chụp tại Việt Nam trong 20 năm qua...

Bên cạnh đó là nội dung trưng bày giới thiệu di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu, ẩm thực địa phương, sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm du lịch xanh, du lịch sinh thái… của các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam…

Khu trưng bày Di sản văn hóa làng nghề Việt Nam do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thực hiện với chuỗi hoạt động: Chương trình vinh danh nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ 10; lễ rước tri ân Tổ nghề giò chả Ước Lễ; lễ dâng hương tại Nhà thờ Bách nghệ từ đường; hội nghị "Hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc”.

Khu trưng bày các sản phẩm tinh hoa Làng nghề Việt Nam giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của các làng nghề truyền thống như Gốm Bát Tràng, Chu Đậu; gỗ sơn son thếp vàng Sơn Đồng, gỗ mỹ nghệ Vân Hà; khảm trai, sơn mài Chuôn Ngọ, Hạ Thái; thêu Quất Động, Thắng Lợi; mây tre đan Phú Vinh, Xuân Lai; đồng mỹ nghệ Đồng Xâm, Đại Bái; điêu khắc đá Thọ An, Thụy Ứng; lụa Vạn Phúc, Nha Xá; tranh dân gian Đông Hồ; đèn lồng Hội An.

Tham gia các hoạt động của triển lãm, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam tổ chức không gian nghệ thuật Sen thư pháp, giới thiệu 100 bức sen thư pháp do các các thư pháp gia ba miền Bắc, Trung, Nam thể hiện bút pháp. Trong không gian nghệ thuật Sen thư pháp trưng bày gốm Sen, trà Sen, sản phẩm hoa sen giấy nghệ thuật của thành phố Huế.

Trong khuôn khổ của triển lãm diễn ra chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, giới thiệu múa xòe Thái, múa xoang Tây Nguyên, trò Xuân Phả (Thanh Hóa), múa Chăm (Quảng Nam), hát xẩm (Ninh Bình)… và chương trình giao lưu, tìm hiểu về di sản với chủ đề "Tuổi trẻ - Khát vọng xanh”.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra tối ngày 21/11.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, vào lúc 6 giờ ngày 1/7/2025, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trên cả nước đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an, tụng kinh và nghi lễ tâm linh cầu an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sông núi đất nước Việt Nam.

Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2025 tại Khu du lịch Tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng, phát triển con người Việt Nam, cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tặng hoa chúc mừng Đại hội Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tại Đại hội Đảng bộ Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đưa ra nhiều nội dung đóng góp, đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện trong nhiệm kỳ mới, trong đó Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc gia tăng sức mạnh mềm quốc gia thông qua văn hoá.

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sáp nhập.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự