Xúc động đêm nghệ thuật đặc biệt 'Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời'

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/12/2022 | 11:06:50 AM

Tối 25/12, tại Nhà hát Truyền hình Quân đội, Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời" nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận (1922 - 2022), Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sỹ Việt Nam - một trong những cánh chim đầu đàn của dòng nhạc cách mạng truyền thống.

Tiết mục biểu diễn trong chương trình “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời”. Ảnh: PV
Tiết mục biểu diễn trong chương trình “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời”. Ảnh: PV

Sự kiện có sự tham dự của đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam… cùng đông đảo nghệ sỹ và những người yêu nhạc Đỗ Nhuận.

Phát biểu tại chương trình, Thiếu tướng, Nhạc sỹ Nguyễn Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam nhấn mạnh: Với cuộc đời hoạt động và sáng tạo âm nhạc rất phong phú và sôi động, từ một chiến sỹ cách mạng tiền khởi nghĩa trở thành nhạc sỹ cách mạng, Nhạc sỹ Đỗ Nhuận là một trong những người đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển Hội Nhạc sỹ Việt Nam, một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Ông là vị Tổng thư ký đầu tiên, khóa I và khóa II từ năm 1957 đến năm 1983. Để tới nay sau 65 năm thành lập, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã trở thành một tổ chức âm nhạc lớn mạnh.

Nhạc sỹ Đỗ Nhuận là một trong những cánh chim đầu đàn, "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Trong gia tài sáng tạo âm nhạc của mình, ở tất cả các thể loại âm nhạc, ông đều để lại những dấu ấn sáng chói, đặc biệt là hồn cốt âm nhạc dân gian cổ truyền Việt Nam thấm đẫm trong các sáng tác của ông. Những tác phẩm bất hủ của Nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã chiếm trọn những trái tim yêu nhạc của hàng triệu người qua từng thế hệ như: "Du kích ca", "Du kích Sông Thao", "Chiến thắng Điện Biên", "Việt Nam quê hương tôi", "Vui mở đường", "Trông cây lại nhớ đến người", nhạc kịch "Cô Sao", nhạc kịch "Người tạc tượng"…

"Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời" với các thủ pháp thể hiện đa dạng mong muốn phản ánh được phần nào cuộc đời hoạt động và sáng tạo của cây đại thụ trong nền âm nhạc Việt Nam - Nhạc sỹ Đỗ Nhuận", Nhạc sỹ Nguyễn Đức Trịnh bày tỏ.

Chú thích ảnh
Tiết mục biểu diễn trong chương trình "Đỗ Nhuận- Âm thanh cuộc đời”. Ảnh: PV

Trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời", công chúng lần lượt được thưởng thức các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của nhạc sỹ Đỗ Nhuận như: "Côn Đảo", "Hận Sơn La", "Du kích ca", "Đoàn Lữ nhạc", "Áo mùa đông", "Du kích sông Thao", "Vui mở đường"; chùm ca khúc về Chiến thắng Điện Biên Phủ: "Hành quân xa", "Trên đồi Him Lam", "Giải phóng Điện Biên"; "Cô Sao", tứ tấu đàn dây "Vũ khúc Tây Nguyên", bài hát "Trông cây lại nhớ đến người", "Thẳm hoa núi rừng"…  

Xen lẫn giữa phần biểu diễn các ca khúc là những đoạn clip, tư liệu về Nhạc sỹ Đỗ Nhuận… giúp người xem hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp ông. Theo chia sẻ của tác giả kịch bản, cuộc đời của nhạc sỹ Đỗ Nhuận bao gồm cuộc đời nhà hoạt động cách mạng, cuộc đời nghệ sỹ, cuộc đời nhạc sỹ, cuộc đời nhà tổ chức quản lý văn hóa, cuộc đời người tìm tòi lý luận văn hóa… nên rất khó khắc họa Đỗ Nhuận nếu chỉ bằng một chương trình giới thiệu lại các tác phẩm ca nhạc của ông. Chính vì vậy, kịch bản cho đêm nghệ thuật đặc biệt này được lựa chọn cách thể hiện đặc biệt, sao cho dòng sáng tác âm nhạc của Đỗ Nhuận quyện chặt với những trang đời của nhà hoạt động cách mạng Đỗ Nhuận, để cùng lúc phác họa chân dung con người và chân dung sáng tác. Vì thế, ngoài biểu diễn ca nhạc, chương trình còn có một số các video clip, các hiệu ứng khác để góp phần làm nổi bật câu chuyện về âm thanh và cuộc đời của nhạc sỹ Đỗ Nhuận.

Ca khúc "Việt Nam quê hương tôi" khép lại một chương trình nghệ thuật đặc biệt tri ân và tưởng nhớ Nhạc sỹ Đỗ Nhuận. Một chương trình nghệ thuật giàu cảm xúc, đậm tính nghệ thuật, phần nào khắc họa được chân dung một nhạc sỹ tài năng, một trong những người mở lối cho âm nhạc cách mạng Việt Nam, một nhà hoạt động cách mạng, một người nghiên cứu, quản lý văn hóa lỗi lạc thông qua những ca khúc đi cùng năm tháng của ông và cùng lắng nghe những chuyện đời, chuyện nghề của nhạc sỹ Đỗ Nhuận.

Đêm nhạc cũng đồng thời khép lại chuỗi các sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sỹ - chiến sỹ Đỗ Nhuận - cây đại thụ của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.

Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự