Năm 2023: Chờ sức bật từ những chuyển biến lớn về văn hóa
- Cập nhật: Thứ tư, 4/1/2023 | 4:44:39 PM
Từ những chuyển biến rõ rệt về tư duy, nhận thức, thể chế, cho đến đầu tư nguồn lực cho văn hóa trong năm 2022, năm 2023 tới được mong chờ là sẽ có những sức bật mạnh mẽ trong các lĩnh vực văn hóa.
Hội thảo Văn hóa 2022 "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa". (Ảnh: DUY LINH)
|
Năm 2022, năm đầu tiên ngành văn hóa triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Từ đầu nhiệm kỳ, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động phương châm "Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến" với mục tiêu đưa văn hóa thực sự thấm sâu, lan tỏa vào các hoạt động kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân trên khắp cả nước.
Đáng chú ý, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, cùng với Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cùng các địa phương, ban, ngành ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược và thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Kế hoạch đã cụ thể hóa 6 nhiệm vụ và 4 giải pháp nêu trong Kết luận của Tổng Bí thư và các nhiệm vụ trong Chiến lược thành các chương trình, đề án, dự án, quy hoạch và các hoạt động phát triển sự nghiệp ngành văn hóa.
Tháng 8, tại phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, nhiều địa phương không chỉ chuyển biến bằng cách ban hành Nghị quyết mà đã dành các nguồn lực để đầu tư cho văn hóa với tổng mức đầu tư vượt 2% ngân sách. Nhiều địa phương khó khăn cũng đã tăng mức đầu tư ngân sách lên cho lĩnh vực này. Bên cạnh đó, môi trường văn hóa cũng được tập trung, chú trọng xây dựng.
Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". (Ảnh: THÀNH ĐẠT) |
Trong năm 2022, nhiều hoạt động, sự kiện lớn liên quan đến văn hóa cũng đã được tổ chức, tiêu biểu là Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa"; Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới"; Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" năm 2022…
Về mặt thể chế, chính sách, trong 2 kỳ họp liên tiếp, Quốc hội đã thông qua hai bộ Luật là Luật Điện ảnh và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó, Luật Điện ảnh coi điện ảnh là một trong những điểm nhấn của công nghiệp văn hóa, vừa tạo điều kiện cho điện ảnh phát triển. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thể chế hóa chủ trương của Đảng trong vấn đề xây dựng gia đình tiến bộ, ấm no, hạnh phúc. Lĩnh vực di sản cũng nhận được nhiều sự quan tâm về thể chế khi Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được hoàn thiện, trình Chính phủ xem xét; xây dựng dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 05 thông tư liên quan đến bảo tồn, bảo vệ di sản
Đoàn Việt Nam tại kỳ họp UNESCO khi Nghệ thuật làm gốm Chăm được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. (Ảnh: Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO) |
Năm 2022 cũng ghi nhận những điểm sáng trong chặng đường bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Đó là sự kiện Nghệ thuật làm gốm Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) ghi danh là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong năm 2022, Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nhiệm kỳ 2022-2026.
Những Hồ sơ di sản đang thực hiện để trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới:
Hồ sơ khoa học di sản "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương)
Hồ sơ "Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam”
Vinh danh, kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hoàn thiện hồ sơ Mo Mường
Hướng dẫn các địa phương xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới:
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử (Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh)
Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (An Giang)
Hang Con Moong (Thanh Hóa)
Võ cổ truyền Bình Định
Nghệ thuật Chèo đồng bằng Bắc Bộ
Sau hai năm vắng bóng vì dịch Covid-19, ở địa phương, các sự kiện văn hóa cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các tỉnh tổ chức sôi nổi, rộng khắp như: Liên hoan đờn ca tài tử, Liên hoan Chèo, Liên hoan Cải lương, các Ngày hội Văn hóa của vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Liên hoan tiếng hát công nhân toàn quốc,… Những sự kiện này không chỉ đơn thuần là hoạt động văn hóa mà còn góp phần tôn tạo, phát huy, giữ gìn những di sản văn hóa quý báu của dân tộc được thế giới vinh danh.
Phim "Tro tàn rực rỡ” giành giải Khí cầu vàng tại Liên hoan phim Ba châu lục ở Pháp. (Ảnh: Đoàn làm phim) |
Năm 2022 ghi nhận những điểm sáng của điện ảnh Việt Nam trên con đường tiếp cận điện ảnh thế giới. Tiêu biểu phải kể đến thành công của "Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên giành giải Khí cầu vàng tại Liên hoan phim Ba châu lục ở Pháp. "Memento Mori - Nước” trình chiếu tại Liên hoan phim Busan 2022. "Đêm tối rực rỡ" chính thức lọt vào vòng tranh giải ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất giải Quả Cầu Vàng 2022 cùng hơn 50 phim. Mặc dù sau đó bộ phim không lọt được vào danh sách đề cử, nhưng đây cũng đã là một điểm sáng của điện ảnh Việt trong năm qua.
Khán giả trở lại đông đảo tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2022. |
Ở trong nước, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội trở lại sau 4 năm, ghi dấu mốc hội nhập của điện ảnh Việt Nam đối với quốc tế, với cách thức hoạt động chuyên nghiệp hơn, được giới truyền thông và điện ảnh chú ý đến nhiều hơn.
Các nhà hát, rạp chiếu phim liên tục sáng đèn, với các vở diễn, bộ phim mới. Các liên hoan sân khấu chuyên nghiệp cũng trở lại, vừa là nơi các nghệ sĩ phô diễn tài năng và hâm nóng tình yêu của người hâm mộ.
Ngày hội Đại đoàn kết tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. |
Các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh…, các hoạt động biểu diễn, giới thiệu, sáng tạo, gặp gỡ công chúng… của các nghệ sĩ cũng diễn ra liên tục, xóa nhòa ấn tượng "đóng băng” của thời kỳ dịch bệnh.
Năm 2022 ghi nhận những chuyển biến lớn của ngành văn hóa, để từ đó nhìn nhận những nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2023.
Kế hoạch xây dựng pháp luật năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
2 dự án luật,
11 nghị định,
52 thông tư
Đó là tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc và Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Về thể chế, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của ngành theo đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình giai đoạn 2021-2026 đã phê duyệt.
Một số nhiệm vụ lớn trong năm 2023:
Chương trình quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2022-2030;
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa;
Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác, ngành văn hóa đã trải qua hai năm lao đao vì dịch bệnh. Sự trở lại và sức bật mạnh mẽ trong năm 2022 cũng đã cho thấy dấu hiệu của cơ hội tiếp tục phát triển của văn hóa trong năm 2023.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.