Sconnect Việt Nam được bồi thường bản quyền phim hoạt hình tại Nga

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/1/2023 | 7:46:13 AM

Theo diễn biến mới của việc tranh chấp bản quyền về hai nhân vật phim hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig tại Liên bang Nga, Tòa án thành phố Moskva mới đây đã ra phán quyết yêu cầu Hãng phim Entertainment One UK Limited (chủ sở hữu của Peppa Pig) phải bồi thường cho Sconnect Việt Nam (chủ sở hữu của Wolfoo) số tiền là 240.000 rub.

Các công đoạn sản xuất hoạt hình Wolfoo được thực hiện bởi ê-kíp sáng tạo người Việt.
Các công đoạn sản xuất hoạt hình Wolfoo được thực hiện bởi ê-kíp sáng tạo người Việt.

Phim hoạt hình Wolfoo (do Sconnect Việt Nam sở hữu) và phim hoạt hình Peppa Pig (do Entertainment One UK Limited tại Anh - gọi tắt là eOne hay EO, sở hữu) là hai bộ hoạt hình nổi tiếng thế giới, phát hành rộng rãi trên các nền tảng số bằng nhiều ngôn ngữ tại nhiều quốc gia. Hoạt hình Wolfoo được phụ huynh tại Việt Nam đánh giá tốt bởi tính giáo dục kết hợp giải trí.

Vụ tranh chấp bản quyền của hai bộ nhân vật hoạt hình diễn ra từ tháng 11/2021, khi eOne liên tục đánh bản quyền các video Wolfoo trên nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới YouTube. Tiếp đó, ngày 11/1/2022, eOne nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Moskva (Liên bang Nga) với cáo buộc: Bộ nhân vật Wolfoo là sản phẩm làm lại của bộ nhân vật Peppa Pig; Đăng tải và phổ biến bất hợp pháp trên Internet các tác phẩm phái sinh - tức là các video hoạt hình Wolfoo.

EOne cũng yêu cầu Tòa án bảo vệ độc quyền với các bộ nhân vật hoạt hình Peppa Pig dưới hình thức ban hành Lệnh cấm tạo ra các điều kiện kỹ thuật, hỗ trợ thực hiện bất hợp pháp, phân phối và sử dụng bất hợp pháp của các nhân vật của bộ phim hoạt hình Peppa Pig (bao gồm các nhân vật Peppa Pig, George Pig, Mummy Pig, Daddy Pig) dưới hình thức các nhân vật được làm lại là Wolfoo, Lucy, Missis Wolf, Mister Wolf, trong 2 video được đăng tải trên YouTube.

Ngày 14/6/2022, Hội đồng chuyên gia văn hóa, nghệ thuật của Nga sau khi phân tích so sánh về bộ nhân vật Wolfoo và bộ nhân vật Peppa Pig đã đưa ra kết luận "Bộ nhân vật Wolfoo là sự sáng tạo độc lập hoàn toàn và không phải là sản phẩm làm lại, phái sinh của bộ nhân vật Peppa Pig”. Kết quả này khẳng định phim hoạt hình Wolfoo do Việt Nam sản xuất là sản phẩm sở hữu trí tuệ độc lập cả về mặt khoa học, kỹ thuật sáng tạo cho đến giá trị pháp lý.

Sau khi có kết luận của Hội đồng chuyên gia nghệ thuật Nga, ngày 7/7/2022, eOne nộp đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại Nga. Cùng ngày, Tòa án Moskva ra quyết định chấm dứt vụ kiện, đồng thời tuyên bố rằng tất cả các bên bao gồm cả eOne "không được phép khiếu nại, khiếu kiện rằng Wolfoo là sản phẩm làm lại của Peppa Pig”.

Sau khi eOne tự rút đơn kiện, tháng 8/2022, Sconnect Việt Nam nộp đơn khởi kiện ngược lại eOne tại Tòa án Moskva yêu cầu eOne bồi thường các tổn thất do eOne gây ra do vụ kiện. Tòa án Moskva đã xét xử trong 3 phiên, sau đó ra phán quyết chấp nhận một phần các yêu cầu của Sconnect và tuyên eOne phải nộp 240.000 rub cho Tòa án Nga để bồi thường cho "cha đẻ” của Wolfoo.

Sconnect Việt Nam được bồi thường bản quyền phim hoạt hình tại Nga ảnh 1

Hoạt hình Wolfoo do Việt Nam sản xuất được nhiều trẻ em yêu thích.

Hiện nay, Sconnect Việt Nam - hãng hoạt hình sở hữu Wolfoo vẫn đang nỗ lực bảo vệ bản quyền và các lợi ích của ê kíp sản xuất loạt phim hoạt hình đạt tới 2 tỷ lượt xem toàn cầu này. Ngày 19/8/2022, Sconnect đã nộp đơn khởi eOne lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, cáo buộc eOne sử dụng trái phép nhãn hiệu Wolfoo trong các video Peppa Pig; đồng thời đề nghị Tòa án xem xét phán quyết buộc eOne phải chấm dứt các hành vi vi phạm nhãn hiệu, cải chính thông tin, công khai xin lỗi.

Ngày 14/9/2022, Sconnect tiếp tục gửi đơn khởi kiện eOne lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội lần hai, kiện eOne vì hành vi xâm hại quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phim hoạt hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Wolfoo; yêu cầu eOne chấm dứt hành vi xâm hại và bồi thường thiệt hại.

Theo Báo NDĐT(NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục