'Tôi người Việt Nam' gợi nhớ, tôn vinh những giá trị truyền thống đón Tết

  • Cập nhật: Chủ nhật, 15/1/2023 | 3:09:55 PM

Còn gì bằng khi ngày tết gia đình được sum vầy đông đủ, còn gì bằng khi ngày tết được sẻ chia những câu chuyện buồn vui của năm cũ và hy vọng những gì tốt đẹp nhất cho năm mới, đây cũng là thông điệp chính của chương trình "Tôi người Việt Nam" của Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

(ẢNH: VTC1)
(ẢNH: VTC1)

Đã là người Việt Nam thì trong dòng máu luôn có mạch ngầm nhớ về tổ tiên, cội nguồn…không kể già trẻ, gái trai hay ở nước ngoài…cứ vào dịp Tết Nguyên đán "mạch ngầm” đó là da diết hơn bao giờ hết.

"Tôi người Việt Nam" gợi nhớ và tôn vinh những giá trị truyền thống đón Tết của người Việt, đó là sự sum vầy, chia sẻ.

Chương trình là một câu chuyện xuyên suốt với chủ đề chính về những giá trị văn hóa truyền thống đón Tết của người Việt, có sự so sánh giữa tết xưa và tết nay như là câu chuyện về làng làm Hương Quảng Phú Cầu nổi tiếng ở Hà Nội; là câu chuyện tái hiện lại người dân Phú Thọ làm bánh chưng, bánh dày dâng lên Vua Hùng ngày Tết với bối cảnh quay MC cùng trải nghiệm với người dân làm bánh chưng, bánh dày; là câu chuyện về người ngư dân ở làng Chài Quỳnh Phương – Nghệ An những ngày cận tết...

Đáng chú ý, chương trình giới thiệu bài hát Xoan cổ "Bỏ bộ" được phối nhạc lại với sự kết hợp thêm một số nhạc cụ dân tộc như sáo, đàn tính, đàn tranh, đàn nhị tạo nên một tác phẩm khác lạ vừa đậm tính dân gian vừa có tính hiện đại.

'Tôi người Việt Nam' gợi nhớ, tôn vinh những giá trị truyền thống đón Tết ảnh 1

Các nghệ sĩ trình diễn hát Xoan tại trường quay. (Ảnh: VTC)

Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang chia sẻ: "Việc phối khí lại bài Bỏ bộ - 1/26 bài Xoan cổ là một sự khám phá đầy cá tính và mạnh dạn của ê-kíp. Xoan cổ vốn chỉ có trống, phách nhưng đã được làm mới qua sự xuất hiện của sáo, đàn tính. Đó chính là một sự khác biệt. Đó chính là sự kết hợp đầy tuyệt vời giữa âm hưởng dân gian và hiện đại nhằm làm sống lại những giá trị cổ xưa. Chương trình Tôi người Việt Nam cũng là món quà đầu xuân, chất chứa nhiều cảm xúc để hướng về cội nguồn, hướng về những giá trị văn hóa Việt Nam đang trường tồn mãnh liệt.”

Theo Báo NDĐT(NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục