Bước vào thế giới Trà

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/1/2023 | 5:31:56 PM

Bạn đã bao giờ thưởng hương trà theo một cách hoàn toàn khác với thông thường, và chợt nhận ra rằng hương trà hoàn toàn không chỉ là hương trà? Mà đâu đó trong hương trà, có cả mùi của hoa thơm, của quả ngọt, mùi của thảo dược, thậm chí mùi ngai ngái của những ngọn cỏ còn ướt sương? Đó là cách để thực sự bước vào thế giới của trà, và nhận ra những điều trước đây chúng ta chưa hề biết về trà, thức uống độc đáo.

Không gian trà ở nhà cổ Mã Mây, Hà Nội. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Không gian trà ở nhà cổ Mã Mây, Hà Nội. (Ảnh: KHIẾU MINH)

Ông Thân Dỹ Ngữ, một người yêu và say mê trà, dành nhiều năm để ăn ngủ cùng trà, để tìm ra và xây dựng một nền sản xuất trà sạch, đồng thời cũng nắm giữ những tri thức thú vị về trà, và luôn mong muốn chia sẻ để có thêm nhiều người hiểu trà hơn. Hiện nay, ông có một địa điểm nho nhỏ ở số 1073 La Thành, vừa là một quán trà nhỏ làm điểm hẹn cho những người yêu trà, vừa là nơi giới thiệu trà sạch của đồng bào một số địa phương ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu…, cũng là nơi chia sẻ, giới thiệu nông sản sạch.

Bước vào thế giới Trà ảnh 1

Ông Thân Dỹ Ngữ giới thiệu về trà.

Với một bình hồng trà được chế biến từ trà cổ thụ Shan Tuyết, ông Ngữ dùng nước tinh khiết đun sôi để pha. Không giống như những cách pha trà thông thường, ông chỉ để đổ nước chừng 15 giây là chuyên ngay sang chén tống, từ chén tống mới rót sang chén nhỏ để uống.

Bước vào thế giới Trà ảnh 2

Những cây trà lâu năm. (Ảnh: PHAN HỒNG)

Và người thưởng trà sẽ lần lượt được ngửi hương trà qua nhiều công đoạn, từ lúc còn là trà khô, khi còn trong ấm, lúc đã chuyên sang chén tống, và cuối cùng là ngửi hương từ chiếc chén tống khi đã rót hết trà.

Bước vào thế giới Trà ảnh 3

Trà được chuyên sang chén tống. (Ảnh: THANH HƯƠNG)

Mỗi một công đoạn ấy là một mùi hương khác nhau, từ hương lá trà, hương thảo mộc, cho đến mùi hương dịu ngọt như hương hoa hay pha chút thơm của trái cây. Điều lạ nhất là những mùi hương ở các công đoạn này dường như không liên quan đến nhau. Đó chính là sự kỳ diệu của trà mà không phải ai cũng có cơ hội hoặc biết cách thực hiện để thưởng thức.

Ông Ngữ chia sẻ: "Thực ra lâu nay phần lớn người Việt khi uống trà chưa hiểu đúng tinh thần của trà, nhiều khi ý nghĩa của trà bị bỏ quên. Chẳng hạn như chiếc chén tống, lâu nay đã biến mất trên bàn trà của người Việt. Hương trà rất quý, trước khi uống thường phải ngửi hương trà, thưởng thức hương trà bằng cách chuyên trà từ ấm ra chén tống rồi mới rót sang tách. Hương trà còn đọng lại trên chén tống là thứ hương thơm rất đẹp, rất thuần khiết”.

Bước vào thế giới Trà ảnh 4

Những cây trà cổ thụ ở Yên Bái. (Ảnh: PHAN HỒNG)

Nhắc lại mùi hương trà ở từng công đoạn như đã nói ở trên, ông Ngữ cho biết, ở Việt Nam, các loại trà hữu cơ trồng trên núi cao, vùng khí hậu lạnh, cây cổ thụ hoặc cây lâu năm, đều có thể cho những giai đoạn hương trà như vậy. Những cây trà như thế khá phổ biến ở Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu…, vùng đất của những cây trà Shan Tuyết. Những cách chế biến trà khác nhau, chẳng hạn như sao trà…, sẽ cho những mùi hương khác nhau. Còn nước chỉ cần là nước sạch, nước tinh khiết hoặc nước mưa, ấm sứ, ấm đất đều được. Quan trọng là có chiếc chén tống để thưởng thức mùi hương.

 
Bước vào thế giới Trà ảnh 5

Trà phổ nhĩ được đóng thành bánh có chữ thư pháp để làm quà biếu dịp Tết. (Ảnh: PHAN HỒNG)

"Xưa nay người ta thường chỉ căn cứ vào việc trà phải chát, hậu vị phải ngọt, nước trà phải đặc "cắm tăm”…, cho nên ít người để ý đến việc thưởng thức trà và hương trà một cách thực sự. Trà Việt không thiên về câu chuyện, về cách trình diễn, mà hết sức giản dị, nhưng hương trà thì đẹp, hấp dẫn không thua một loại trà nào.” - ông Ngữ chia sẻ.

Trà ngoài việc là một đồ uống, còn tham gia nhiều vai trò trong cuộc sống của người Việt. Lá trà hoặc trà khô được dùng trong chế biến món ăn (kho cá, rán trứng…). Trẻ nhỏ mới ra đời thường được tắm lá trà. Trà còn là một vị thuốc quý. Trà khô còn được rải lót trong quan tài người mới qua đời.

Ông Thân Dỹ Ngữ cũng chia sẻ, trà còn có trà khí, chính là năng lượng của trà, được tiếp nhận từ môi trường, không khí, gió, nước nơi cây trà sinh sống. Khi uống trà, người uống tiếp nhận trà khí đó. Đặc tính của trà là sự điềm tĩnh, sự chia sẻ, lắng nghe, lắng đọng, và an yên, đó chính là năng lượng, là trà khí. Đó cũng chính là lý do mà người trồng trà, thu hoạch phải kiểm soát cả cách hái, phải để lại tôm thế nào để cây còn phát triển tiếp. "Khi cây trà hạnh phúc, người uống cũng sẽ được hưởng niềm hạnh phúc từ cây trà” - ông Ngữ nói.

Bước vào thế giới Trà ảnh 6

Khách ngoại giao Nhật Bản thưởng thức trà Việt Nam.

Ngày Tết, loại trà phù hợp nhất để sử dụng là trà phổ nhĩ. Theo ông Thân Dỹ Ngữ, trà phổ nhĩ là loại trà lên men lâu năm, có hiệu quả detox rất cao, cho nên phù hợp với để cân bằng dinh dưỡng trong những ngày Tết vốn nhiều thịt cá, bánh chưng.

Bước vào thế giới Trà ảnh 7

Trà SANSE - thương hiệu trà gây quỹ làm từ thiện của nhóm học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội.

Hiện nay, một số hợp tác xã trà hữu cơ ở 7 tỉnh phía bắc đã liên kết thành một cộng đồng trà sạch VOSTEA với sự hỗ trợ của Công ty Hiệp Thành, kiểm soát từ nguồn nước, đất, không khí để tạo ra sản phẩm trà hoàn toàn sạch và giới thiệu tới cộng đồng.

Ngoài ra, từ trà còn dẫn dắt đến những quỹ hoạt động vì cộng đồng mà SANSE (San Sẻ) là một thí dụ. Đây là quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo vùng cao, do học sinh một số trường trung học phổ thông tại Hà Nội thành lập, sử dụng sản phẩm trà hữu cơ vùng cao, tự thiết kế bao bì, mẫu mã, tự quảng bá và rao bán, lấy tiền hỗ trợ trẻ em nghèo ở các vùng trồng trà.

Nhiều học sinh tham gia quỹ này đã giành học bổng du học tại nước ngoài, và tiếp tục hỗ trợ quỹ hoạt động, phát triển.

Trà rất phổ biến và gần gũi trong văn hóa người Việt, nhưng không phải ai cũng hiểu và biết cách thưởng thức đúng được các cung bậc hương vị của trà. Chính vì thế, thế giới của trà luôn bí ẩn và hấp dẫn, chờ đón người thưởng trà khám phá.

BD- Theo ND ĐT

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục