Google tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh, nữ chủ bút đầu tiên ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/2/2023 | 11:01:00 AM

Ngày đầu tiên của tháng 2, Goodle Doodle đã tôn vinh bà Sương Nguyệt Anh, nữ chủ bút của tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ ở Việt Nam.

Hình vẽ nữ sĩ Sương Nguyệt Anh trên trang chủ Google.
Hình vẽ nữ sĩ Sương Nguyệt Anh trên trang chủ Google.

Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864-1921), là một nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn. Sương Nguyệt Anh cũng chính là con gái thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

Ngày 1/2/1918, tờ Nữ giới chung, tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ ra đời, do bà làm chủ bút. Báo chủ trương nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương và nhất là đề cao vai trò phụ nữ trong xã hội.

Nói về nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, Google nhận xét: "Sương Nguyệt Anh được nhớ đến với nhân cách và trí tuệ sáng ngời, cũng như sự kiên cường vượt qua nghịch cảnh. Bà là người đi đầu cho những nữ tác giả, biên tập viên ở Việt Nam, và là người mở đường cho các thế hệ sau”.

Trang chủ Google sử dụng hình ảnh là bức tranh của Camelia Phạm - một nữ họa sĩ minh họa - sống và làm việc tại Hà Nội. Chia sẻ về bức tranh, nữ họa sĩ cho biết, chị rất vinh dự và tự hào khi tranh của chị được lựa chọn minh họa cho Google Doodle về đề tài liên quan đến Việt Nam.

Camelia Phạm cho biết, mình đã được truyền cảm hứng rất nhiều từ những vần thơ của nữ thi sĩ Sương Nguyệt Anh. Chị đã cố gắng tìm những hình ảnh biểu tượng từ một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của bà - hình ảnh hoa mai - để đưa vào bức tranh minh họa.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục