Kết thúc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang: Xây dựng thương hiệu du lịch “Về miền đất thiêng Tây Yên Tử”
- Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2023 | 3:41:06 PM
Nhân kết thúc Tuần Văn hóa - Du lịch (VHDL) tỉnh Bắc Giang năm 2023, đồng chí Trương Quang Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Bắc Giang.
Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử trong ngày khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh năm 2023. Ảnh: Đông Giang.
|
Xin đồng chí đánh giá những kết quả nổi bật của Tuần VHDL tỉnh Bắc Giang năm 2023 với chủ đề "Linh thiêng Tây Yên Tử”?
Sự kiện Tuần VHDL tỉnh Bắc Giang năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn đã thành công tốt đẹp. Sự kiện đã thu hút hàng vạn du khách và nhân dân trong, ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm, chiêm bái tại các địa điểm tổ chức chính và những địa điểm tổ chức hoạt động hưởng ứng.
Để có được kết quả đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã thường xuyên, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch quan tâm hỗ trợ tích cực; các thành viên Ban Tổ chức của tỉnh, các địa phương liên quan đã nỗ lực cao để hoàn thành nhiệm vụ. Thành công của Tuần VHDL còn có sự hưởng ứng tích cực, hiệu quả của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, du khách thập phương và đồng bào phật tử.
Đồng chí Trương Quang Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (thứ hai từ trái sang) và lãnh đạo Hội Phật giáo tỉnh nhận Kỷ niệm chương và Bằng xác nhận kỷ lục gia "Lễ rước bộ Mộc bản Cư trần lạc đạo phú" có quy mô lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Anh. |
Tuần VHDL đã giới thiệu, quảng bá sâu rộng về sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc sắc hấp dẫn, đó là "Về miền đất thiêng Tây Yên Tử” - "Theo dấu chân Phật hoàng” của Bắc Giang. Nhờ vậy, ngày càng có đông đảo nhân dân và du khách quan tâm, tìm hiểu và đến tham quan, vãn cảnh, chiêm bái, trải nghiệm tại các điểm du lịch gắn liền với những di tích, di sản đặc sắc, linh thiêng, gắn với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình riêng có của Bắc Giang.
Trong những ngày đầu Xuân Quý Mão và Tuần VHDL có hàng chục vạn du khách đến với các điểm du lịch như: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; lễ hội vùng cao - chợ tình Tân Sơn và Hội hát Sloong hao huyện Lục Ngạn, Liên hoan hát Văn, hát Chầu Văn tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Suối Mỡ… Sự kiện đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan truyền thông; doanh nghiệp dịch vụ du lịch, lữ hành. Nhiều doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh đã xây dựng tour, tuyến đưa khách đến với các khu, điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang.
Tuần VHDL được chuẩn bị công phu, chu đáo; các hoạt động diễn ra bảo đảm chất lượng, hấp dẫn, an toàn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân và du khách thập phương một lần nữa đã khẳng định Bắc Giang ngày càng tổ chức tốt hơn các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quan trọng. Khẳng định sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đối với công tác phát triển du lịch, từng bước xây dựng hình ảnh, uy tín, thương hiệu của du lịch Bắc Giang.
Trong vai trò Phó trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức sự kiện, đồng chí thấy có gì cần rút kinh nghiệm để những năm sau sự kiện ngày càng thành công, có sức hấp dẫn lớn hơn?
Có một số vấn đề cần quan tâm rút kinh nghiệm:
Một là, công tác tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong xây dựng, ban hành kế hoạch, thông báo phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thành viên Ban Tổ chức cần được thực hiện sớm để có căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Hai là, công tác truyền thông cần có sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh; khai thác có hiệu quả hơn nữa nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, thu hút, mời gọi sự tham gia, hưởng ứng của khách du lịch và các tầng lớp nhân dân đối với các hoạt động của sự kiện; chủ động tuyên truyền trực quan thông qua pano, áp phích, băng rôn tại địa phương. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông T.Ư và địa phương xây dựng chuyên trang, chuyên mục quảng bá cho sự kiện.
Ba là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành tỉnh và các địa phương. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ cần chủ động, sáng tạo hơn nữa trong tổ chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ được giao. Kịp thời thông tin, trao đổi với cơ quan thường trực những khó khăn, vướng mắc để có cơ chế phối hợp chất lượng, hiệu quả trong tổ chức các nội dung hoạt động.
Bốn là, lựa chọn đơn vị tư vấn, tổ chức sự kiện có năng lực thực sự nhằm bảo đảm chất lượng các chương trình nghệ thuật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng, phù hợp với chủ đề của sự kiện.
Năm là, việc lựa chọn các nội dung cho Tuần VHDL có điểm nhấn, trọng tâm, mang dấu ấn, bản sắc riêng và được khai thác từ yếu tố di sản văn hóa tỉnh Bắc Giang.
Ngoài việc quan tâm thu hút đầu tư hạ tầng cơ sở khu du lịch cũng như tổ chức sự kiện thường niên có tầm cỡ của tỉnh gắn với vùng đất thiêng Tây Yên Tử, đồng chí cho biết những giải pháp tiếp theo nhằm phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang?
Nhằm sớm đưa du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế quan trọng và dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh, Sở VHTTDL quyết tâm thực hiện tốt, có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch tỉnh như: Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030; Đề án phục dựng Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử để từng bước hình thành, khai thác thương hiệu du lịch độc đáo, duy nhất tỉnh Bắc Giang có, đó là thương hiệu "Về miền đất thiêng Tây Yên Tử” theo Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử.
Tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện có hiệu quả dự án phát triển du lịch đã được UBND tỉnh chấp thuận, phê duyệt; tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh mời gọi, thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; chuyển đổi số mạnh mẽ và hiệu quả trong công tác phát triển du lịch.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch; tích cực thông tin, quảng bá; chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các khu, điểm du lịch và nhân dân trên địa bàn nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch đặc trưng, ứng xử văn minh, thân thiện; xây dựng thương hiệu du lịch theo phương châm "Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”, đón du khách như đón người thân trở về nhằm đưa du lịch Bắc Giang trở thành điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, mến khách.
Xin cảm ơn đồng chí!
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.