Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 trên toàn quốc
- Cập nhật: Thứ tư, 8/2/2023 | 2:03:01 PM
Thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023.
Ảnh tư liệu: TTXVN phát
|
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu triển khai hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn trong năm 2023 tại cấp cơ sở, các địa phương, hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, thư viện công cộng, lực lượng an ninh, quốc phòng, các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể, nhằm tạo sự hưởng ứng, sâu rộng trên toàn quốc, phát huy giá trị của sách, văn hóa đọc trong cộng đồng; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Huy động mọi nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của xuất bản điện tử; đưa ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới, kết nối các hoạt động từ Trung ương với các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể, địa phương; đa dạng hóa các hình thức phát hành để đưa sách đến với người sử dụng.
Các đơn vị, địa phương bám sát nội dung triển khai tại Kế hoạch số 5270 ngày 24/12/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên toàn quốc; tập trung tổ chức các chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 từ ngày 15/4 đến 1/5/2023, với thông điệp: "Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo"; "Sách cho tôi, cho bạn".
Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các địa phương tổ chức lễ khai mạc cũng như các chuỗi hoạt động chào mừng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc, các hoạt động hưởng ứng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, trong hệ thống thư viện và các thiết chế văn hóa. Các bộ, ngành, tổ chức hội, đoàn thể Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và yêu cầu thực tế; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, lồng ghép các hoạt động chào mừng với các sự kiện khác của cơ quan, đơn vị.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động trong hệ thống trường học. Các bộ Công an, Quốc phòng tổ chức các hoạt động trong lực lượng an ninh, quốc phòng. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động trong hệ thống tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức các hoạt động trong hệ thống tổ chức Hội các cấp.
Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí tổ chức tuyên truyền về các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam lần thứ 2; xây dựng các chuyên mục về sách; giới thiệu các mô hình và tổ chức, cá nhân điển hình trong việc phát triển văn hóa đọc.
Hội Xuất bản Việt Nam, Hội Thư viện Việt Nam phối hợp tổ chức các hoạt động do các Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì; triển khai các hoạt động hưởng ứng. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản chỉ đạo nhà xuất bản tổ chức các hoạt động hưởng ứng, đồng thời giao cho nhà xuất bản là đơn vị chủ trì tổ chức trong hệ thống cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sự quản lý của cơ quan chủ quản; tổ chức tuần lễ sách, treo băng rôn chào mừng tại trụ sở nhà xuất bản.
Các cơ sở đào tạo chuyên ngành tổ chức các hoạt động gắn với công tác đào tạo, sinh hoạt văn hóa của sinh viên, như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Văn hóa Hà Nội; Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Bưu chính, Viễn thông; Trường Cao đẳng Công nghiệp In. Các nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành chủ động tham gia các hoạt động chào mừng; tổ chức các tuần lễ sách, tháng phát hành hành sách trọng tâm tri ân khách hàng; treo băng rôn chào mừng tại trụ sở, hệ thống cửa hàng, nhà sách; tổ chức các kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với các sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách.
Các địa phương triển khai kế hoạch tổ chức gắn với nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn trong năm 2023 tại địa phương; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các hoạt động chào mừng, đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc đến các địa bàn cơ sở, chú trọng địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, tạo sự hưởng ứng của xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả.
Sau khi kết thúc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể Trung ương gửi Báo cáo về Bộ (qua Cục Xuất bản, In và Phát hành) trước ngày 20/5/2023, để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.