Trả lễ chùa, lễ hội về đúng nghĩa nhân văn

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/2/2023 | 3:59:52 PM

Việc ban hành Thông tư số 4 của Bộ Tài chính, đồng thời tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp mê tín, dị đoan, phát huy những mặt tốt và hạn chế bất cập tại lễ hội, lễ chùa xuân Quý Mão… là những động thái được đông đảo người dân ủng hộ, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cũng hết sức đồng tình. Tiếp theo những ý kiến tâm huyết của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ trong số trước, Thời Nay xin được gửi tới độc giả các ý kiến đóng góp, đề xuất giải pháp từ một số nhà nghiên cứu văn hóa về vấn đề này.

Hoạt động lễ đền bà Chúa Kho ở Bắc Ninh dịp đầu xuân 2023 được tổ chức khá quy củ. Ảnh: QUANG HƯNG
Hoạt động lễ đền bà Chúa Kho ở Bắc Ninh dịp đầu xuân 2023 được tổ chức khá quy củ. Ảnh: QUANG HƯNG

Nhìn nhận vấn đề từ gốc rễ

Trước hết phải thừa nhận, việc tổ chức lễ hội truyền thống đã đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của người dân, tạo điều kiện phục hồi truyền thống văn hóa của dân tộc, hình thành nên sức hấp dẫn về văn hóa, hình ảnh địa phương giúp thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng, kinh tế-xã hội nói chung. So những năm 2000, các năm gần đây, công tác tổ chức và quản lý lễ hội đã có nhiều tiến bộ, dần đi vào quy củ. Có được thành quả đó, cần đánh giá cao nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND các cấp đã có nhiều nỗ lực hiệu quả để chấn chỉnh hoạt động lễ hội truyền thống trong thời gian vừa qua.

Tuy vậy, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, còn khá nhiều bất cập đang nảy sinh trong quá trình tổ chức và quản lý lễ hội. Tình trạng "thương mại hóa” thái quá dẫn đến nhiều lễ hội chạy theo giá trị vật chất, trục lợi tâm linh đã giải thiêng, trần tục hóa các hành động lễ nghi, làm các lễ hội mất bản sắc. Việc phục hồi lễ hội ở một số địa phương còn theo trào lưu, chưa gắn với bản sắc vùng, miền, truyền thống vốn có. Tình trạng chen lấn, xô đẩy dẫn đến mất an ninh, trật tự diễn ra khá phổ biến; mê tín, dị đoan vẫn len lỏi trong nhiều lễ hội… Trong khi đó, công tác quản lý lễ hội ở các địa phương vẫn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý văn hóa vì sự phát triển bền vững đất nước.

PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, chia sẻ: "Để xảy ra tình trạng trên có nhiều lý do cả chủ quan và khách quan, như bản chất lễ hội truyền thống là một cuộc vui đông người và cha ông ta đã từng ví von "vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Bởi vậy, để quản trị đám đông không phải là chuyện dễ dàng và luôn có những rủi ro nhất định khó tránh”. Đồng thời, đây lại là nhu cầu thực của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về, ai cũng mong có một động lực tinh thần để bắt đầu công việc và cuộc sống ở một chu kỳ năm mới thì di tích, lễ hội truyền thống chính là nơi phù hợp nhất để thỏa mãn nhu cầu tinh thần này. Nhiều địa phương, cả chính quyền và người dân, cũng mong muốn việc tổ chức lễ hội tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế-xã hội... Vì thế, khi xảy ra lộn xộn, bất cập trong tổ chức và quản lý lễ hội thì cũng liên quan đến nhiều người. Đầu tiên vẫn phải nhắc đến vai trò và trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như chính quyền địa phương các cấp trong việc quản lý lễ hội.

Kể từ khi Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội được ban hành, các cơ quan quản lý nhà nước đã có công cụ pháp lý khá hoàn chỉnh để có chế tài trong việc quản lý lễ hội. Việc phân cấp, phân quyền cũng được thể hiện rõ ràng. Như vậy, bộ và các địa phương cần tăng cường giám sát, xử phạt nghiêm minh để bảo đảm tính khả thi cho Nghị định 110. Nhận thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm bớt những bất cập trong tổ chức lễ hội. Khi tất cả các bên liên quan đến lễ hội, cả người tổ chức, quản lý đến người tham gia đi lễ hội hiểu đúng về bản chất và vai trò của lễ hội truyền thống đối với bản thân và xã hội, họ sẽ có hành vi ứng xử đúng.

Trả lễ chùa, lễ hội về đúng nghĩa nhân văn ảnh 1

Các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cần được bảo đảm hài hòa với bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Giải pháp hạn chế trục lợi tâm linh

Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, dư luận đã chứng kiến nhiều lễ cầu an, dâng sao giải hạn hay trước kia là những ồn ào ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) về cúng vong, cúng oan gia trái chủ... Thực ra, việc tôn giáo tiếp biến văn hóa bản địa để hình thành nên những nghi lễ, phong tục riêng cũng là điều có thể hiểu được. Nhưng điều cần lưu ý và phê phán là hiện tượng "trục lợi tâm linh”, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường văn hóa xã hội. Để trục lợi tâm linh, những người có liên quan đã dùng mọi biện pháp để lôi kéo, thu hút, có hành vi tạo ra mê tín dị đoan, thậm chí là lừa đảo người dân đến thực hành nghi lễ không cần thiết, mua và đốt vàng mã tràn lan... Nhiều người dân đã kiệt quệ tài sản, mâu thuẫn, xung đột gia đình, hoặc có bệnh nhưng lại đến với cách chữa bệnh vô lý, không khoa học, mê tín dẫn đến bệnh tình ngày một nặng thêm. Thực trạng này rất báo động, đòi hỏi các cơ quan chức năng, đặc biệt là ở địa phương, cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh, mang tính làm gương để trả lại môi trường trong lành cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Việc làm này nhất thiết cần có sự tham gia, vào cuộc của các tổ chức tôn giáo, ban quản lý các di tích, các nhà khoa học để những người trong cuộc, có hiểu biết sâu phân tích kỹ lưỡng, thuyết phục, từ đó hạn chế tối đa những biến tướng này.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các hoạt động kinh doanh tâm linh sản sinh là điều khó tránh. Nhưng hiện tượng "kinh doanh hóa” lễ chùa mới nảy sinh, rất cần được nghiên cứu kỹ và áp dụng những biện pháp kiểm soát dựa trên Thông tư số 4 của Bộ Tài chính "hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội”. Theo TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng, trước hết phải quản lý thật chặt các nguồn thu của hình thức kinh doanh mới này, tránh tình trạng doanh nghiệp lớn đầu tư, lợi dụng "góc khuất” lỏng lẻo quản lý để kiếm lợi bất minh. Thứ hai, nếu đã coi hoạt động kinh doanh tâm linh này là một ngành nghề thì bắt buộc phải đánh thuế phần thu đến từ những hoạt động kinh doanh của cơ sở tôn giáo.

Tại một số nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc, tổ chức lễ hội đã trở nên chuyên nghiệp. Ở đó, tinh thần quản trị được thực hiện một cách khoa học. Chuyên nghiệp ở đây không có nghĩa là lễ hội nào cũng giống lễ hội nào mà cần có sự phân công công việc và đi kèm với đó là trách nhiệm cụ thể. Bao quát toàn bộ vấn đề lễ hội, vì đây là sự kiện xã hội tổng thể, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ là ngành văn hóa. "Hiện nay, trên thế giới có nhiều nước hình thành loại hình kinh tế di sản, bao gồm du lịch di sản, trong đó có tiểu loại hình du lịch tâm linh. Đặc thù quan trọng của loại hình này dựa trên yếu tố bảo tồn và phát huy di sản. Di sản càng cổ kính và nguyên vẹn thì càng thuận lợi cho việc tạo ra thương hiệu văn hóa và thu hút du lịch. Ở nước ta cũng có một số nơi đã tổ chức, quản lý tốt về hoạt động lễ hội cũng như vấn đề thu chi, tiền công đức như Ban tổ chức di tích đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền ông Hoàng Bảy (Lào Cai) hay đền ông Hoàng Mười (Nghệ An)… Các địa phương khác có thể học tập và nhân rộng mô hình quản lý tại một số nơi này”, TS Trần Hữu Sơn phân tích.

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục