Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/2/2023 | 8:49:02 AM

Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16/1 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Về vị trí và chức năng, theo quy định của Nghị định số 79/2017/NĐ-CP, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

Quy định về tên gọi, vị trí, chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là phù hợp với nội dung, phạm vi quản lý của Bộ. Vì vậy, Nghị định giữ nguyên quy định về chức năng của Bộ như Điều 1 của Nghị định số 79/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau: "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.”

Về nhiệm vụ và quyền hạn, Nghị định kế thừa quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Điều 2 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với các văn bản mới được ban hành sau Nghị định số 79/2017/NĐ-CP và phù hợp với thực tiễn quản lý.

Trong đó, đối với nhiệm vụ về di sản văn hóa, sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại điểm b khoản 6 Điều 2 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP như sau: Thay cụm từ "Di sản văn hóa và thiên nhiên” thành "di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”, "Di sản thế giới” thành "Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; bổ sung quy định về "ghi danh di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam vào các danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO” theo quy định tại Điều 17, Điều 20 Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003); Điều 19 Luật Di sản văn hóa năm 2001.

Sửa đổi, bổ sung nội dung điểm c khoản 6 Điều 2 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP thành "Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy hoạch khảo cổ sau khi được phê duyệt” để phù hợp với quy định tại mục 12, 13 Phụ lục II Luật Quy hoạch năm 2017.

Đối với nhiệm vụ về nghệ thuật biểu diễn, sửa đổi nội dung quy định tại điểm b khoản 7 Điều 2 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP thành "Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ” để phù hợp với quy định tại Điều 27 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

+ Sửa đổi nội dung quy định tại điểm d khoản 7 Điều 2 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP thành "Chấp thuận, dừng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật” để phù hợp với quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP.

Đối với nhiệm vụ về văn hóa cơ sở, tuyên truyền cổ động, thay cụm từ "Văn hóa quần chúng” bằng cụm từ "văn hóa cơ sở” để đảm bảo đầy đủ nội dung nhiệm vụ.

Chỉnh sửa nội dung quy định tại điểm b khoản 13 Điều 2 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP thành "b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở đã được phê duyệt;” để phù hợp với quy định tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Bổ sung nhiệm vụ "Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức bắn pháo hoa nổ của các địa phương; tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức hội thi bắn pháo hoa quốc tế tại Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép” để phù hợp với quy định tại Điều 22 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

Đối với nhiệm vụ về văn hóa dân tộc, bổ sung nhiệm vụ "Hướng dẫn và tổ chức thực hiện ngày hội, liên hoan văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc theo khu vực và toàn quốc; hướng dẫn hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam” để phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP.

Đối với nhiệm vụ về văn học, bổ sung nhiệm vụ "Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các cuộc thi về văn học cấp quốc gia” theo quy định tại điểm e khoản 5 Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; khoản 26 Phụ lục I Quyết định số 156/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch.

Đối với nhiệm vụ về công tác gia đình, bổ sung nhiệm vụ "Hướng dẫn, tổ chức kỷ niệm các ngày về gia đình Việt Nam theo quy định của pháp luật” để phù hợp với quy định tại Điều 14 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình; Điều 4 Quyết định 363/QĐ-TTg ngày 08/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tháng hành động quốc gia về phòng, chống bao lực gia đình; Điều 2 Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”.

Bổ sung nhiệm vụ "Xây dựng, triển khai các tài liệu tuyên truyền về gia đình và giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới” để phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP; Chỉ thị số 06-CT/TW; điểm đ khoản 1 Phần III Điều 1 Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.

Về cơ cấu tổ chức và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, theo quy định tại Nghị định số 79/2017/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm 21 cơ quan hành chính và 05 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước.

Qua rà soát đánh giá, cơ cấu tổ chức của Bộ cơ bản hợp lý, phù hợp với chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu quản lý nhà nước theo từng chuyên ngành góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Mặt khác, các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ cơ bản đáp ứng đủ tiêu chí thành lập theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và thực hiện Thông báo số 74/TB-BCĐĐMSXTCBM ngày 07/7/2022, Thông báo số 88/TB-BCĐĐMSXTCBM ngày 24/8/2022 của Ban Chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Công văn số 3022/BNV-TCBC ngày 02/7/2022, Công văn số 3992/BNV-TCBC ngày 19/8/2022 của Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ như sau:

Tổ chức lại Tổng cục Du lịch thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về du lịch trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.

Tổ chức lại Tổng cục Thể dục thể thao thành Cục Thể dục thể thao. Cục Thể dục thể thao là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về thể dục, thể thao trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật.

Sáp nhập Vụ Thi đua, Khen thưởng vào Vụ Tổ chức cán bộ. Vụ Tổ chức cán bộ là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ và công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.

Giữ nguyên các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 3 Nghị định số 79/2017/NĐ-CP, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Đào tạo, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Thư viện, Vụ Văn hóa dân tộc, Vụ Gia đình; Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ; Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Cục Di sản văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục Bản quyền tác giả, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.

Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ, gồm: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Báo Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch.

- Đối với tổ chức cấp phòng trong cơ quan hành chính thuộc Bộ:

+ Theo quy định tại Nghị định 79/2017/NĐ-CP, tổng số phòng thuộc Cục, Vụ thuộc Bộ là 72 phòng. Đến nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện sắp xếp giảm 27 phòng. Theo đó, Nghị định quy định về tổ chức phòng trong cơ quan hành chính như sau:

+ Không tổ chức phòng trong Vụ. Riêng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ (sau khi thực hiện sáp nhập Vụ Thi đua, Khen thưởng) có nhiều mảng công tác, khối lượng công việc lớn và số lượng biên chế công chức được giao trên 30 người đáp ứng theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP, đề nghị tổ chức 04 phòng trong Vụ Kế hoạch, Tài chính và 04 phòng trong Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Lược bỏ quy định về số lượng phòng thuộc các Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP. Điều khoản chuyển tiếp - Để không xảy ra khoảng trống pháp lý và đảm bảo thời gian để thực hiện các thủ tục sắp xếp, tổ chức lại (về tài chính, tài sản, nhân sự, con dấu, tài khoản...) đối với Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao, Vụ Thi đua, Khen thưởng, dự thảo Nghị định quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

+ Vụ Thi đua, Khen thưởng tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi sắp xếp, tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Cục Thể dục thể thao.

Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục