Từ 15/2, phạt tiền đến 100 triệu đồng vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/2/2023 | 2:29:41 PM

Nghị định 128/2022/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2023, được Chính phủ ban hành để sửa đổi, bổ sung một số quy định xử phạt liên quan đến các hành vi vi phạm về điện ảnh, trong đó có các hành vi vi phạm quy định về phổ biến phim trên không gian mạng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, Khoản 7 Điều 10 mục I, chương II quy định về Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng.

Cụ thể, các hành vi vi phạm về phổ biến phim trên không gian mạng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, tùy mức độ hành vi. Mức phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi không thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim theo quy định; từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm theo quy định.

Mức phạt tiền cao nhất từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng được áp dụng đối với các hành vi: Không bảo đảm một trong các điều kiện thực hiện phân loại phim theo quy định; không thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim, để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm theo quy định; không ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định của pháp luật khác có liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cùng với các mức phạt tiền sẽ bị áp dụng, biện pháp khắc phục hậu quả mà các đối tượng vi phạm phải thực hiện là buộc phải gỡ bỏ phim trên không gian mạng.

Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cùng với Luật Điện ảnh 2022, Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 1/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, Nghị định số 128/2022/NĐ-CP được ban hành tạo nên hành lang pháp lý đầy đủ. 

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước đã có đủ căn cứ để quản lý chặt chẽ hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên mạng internet của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.

Cơ quan quản lý cũng kỳ vọng sẽ đưa việc quản lý các hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng của các doanh nghiệp xuyên biên giới vào khuôn khổ, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước trên cùng mặt bằng pháp lý.

Theo Báo BGĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục