Lễ hội Yên Thế năm 2023: Hơn 100 diễn viên, nghệ sĩ sẽ tham gia chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất tử"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/3/2023 | 3:50:44 PM

Theo tin từ Ban tổ chức Lễ hội Yên Thế năm 2023, một trong những điểm nhấn của lễ hội là chương trình nghệ thuật “Bản hùng ca bất tử” tại lễ khai mạc diễn ra sáng 16/3 tại Khu di tích lịch sử khởi nghĩa Yên Thế, thị trấn Phồn Xương.

Một cảnh trong màn tái hiện tế cờ tại lễ hội Yên Thế do Nhà hát Chèo Bắc Giang biểu diễn (Ảnh: Thanh Luân).
Một cảnh trong màn tái hiện tế cờ tại lễ hội Yên Thế do Nhà hát Chèo Bắc Giang biểu diễn (Ảnh: Thanh Luân).

Chương trình nghệ thuật dài khoảng 60 phút, gồm 2 phần. Phần 1 có tựa đề "Hào khí Phồn Xương" do Nhà hát Chèo Bắc Giang thực hiện. Nội dung tái hiện màn tế cờ của nghĩa quân Đề Thám. Phần 2 "Yên Thế tự hào và khát vọng" do Công ty cổ phần Thương mại Đại Nghĩa thực hiện với sự tham gia của các ca sĩ từng giành nhiều giải cao tại các sân chơi âm nhạc lớn.

Điển hình như ca sĩ: Lê Việt Anh (giải Nhì dòng nhạc nhẹ Giải Sao Mai năm 2011), Trần Thu Hường (giải Nhì tiếng hát Truyền hình TP Hồ Chí Minh 2007, chung kết Giải Sao Mai năm 2008), Nguyễn Diệu Thúy (giải Ba dòng nhạc thính phòng, Giải Sao Mai năm 2019) cùng nhiều nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ, Học viện Múa Việt Nam, Vũ đoàn Queen Hà Nội. 

Các ca khúc trong chương trình ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân Yên Thế cùng khát vọng vươn lên xây dựng quê hương qua các bài hát: "Hùm thiêng Yên Thế", "Hoàng Hoa Thám", "Một dáng cầu vồng", "Sắc xuân Yên Thế", "Yên Thế non nước xinh". 

Các màn đồng diễn võ thuật của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Yên Thế trên nền nhạc hùng tráng, cùng hình ảnh nghĩa quân dàn trận, hình tượng của Đề Thám trong các ca khúc, kết hợp nhạc cụ đương đại và nhạc cụ dân tộc sẽ tạo sức hấp dẫn đặc biệt đối với người xem. 

Để thực hiện chương trình nghệ thuật đặc sắc này, 2 đơn vị trực tiếp thực hiện (Nhà hát Chèo Bắc Giang và Công ty cổ phần Thương mại Đại Nghĩa) huy động hơn 100 diễn viên, nghệ sĩ, nhạc công tham gia. Hiện nay, các đơn vị đang tích cực dàn dựng, luyện tập, khớp nối để hoàn thiện chương trình. 

Lễ hội Yên Thế gắn với tên tuổi của Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Sau vài năm tạm dừng bởi dịch Covid-19, lễ hội năm nay được UBND huyện tổ chức trong 3 ngày (từ 15 đến 17/3). Chương trình phần hội sẽ có nhiều hoạt động thể thao, thi đấu hấp dẫn như: Giải Vô địch võ thuật tỉnh Bắc Giang và các giải do UBND huyện tổ chức: Đẩy gậy, bóng đá nam, bóng đá nữ, bóng chuyền hơi, kéo co, bắn nỏ, cầu lông, tenis, cờ tướng, chọi dê. 

Trong khuôn khổ của lễ hội còn có biểu diễn nghệ thuật rối nước, hát quan họ trên thuyền, hát chèo, hội diễn văn nghệ quần chúng, giới thiệu ẩm thực và trưng bày các sản phẩm chủ lực, hội trại thanh niên, hội chợ thương mại. 

Lễ hội kỷ niệm 139 năm khởi nghĩa Yên Thế nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, độc lập tự cường; khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ của nhân dân ta. Đây còn là dịp để huyện Yên Thế tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hoá đặc sắc, tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy KT-XH của huyện ngày một phát triển.

Theo Báo BGĐT(NQ)


Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục