Lắng đọng cảm xúc sau Hội Báo toàn quốc 2023

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/3/2023 | 11:00:16 AM

Chiều 19/3, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Báo toàn quốc 2023 chính thức bế mạc, để lại trong những người tham dự nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Phóng viên Báo Nhân Dân đã gặp gỡ và ghi lại những chia sẻ, cảm nhận của các nhà báo, công chúng yêu báo chí tại Hội Báo toàn quốc lần này.

Công chúng báo chí tham quan triển lãm tại Hội Báo toàn quốc 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Công chúng báo chí tham quan triển lãm tại Hội Báo toàn quốc 2023. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Gắn kết các cơ quan báo chí

Tham dự Hội Báo, ông Đoàn Minh Long, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa, đánh giá: Năm nay, Hội Báo toàn quốc được tổ chức đặc biệt hơn so với các năm trước. Trở lại sau nhiều lần bị gián đoạn bởi dịch Covid-19, chương trình tạo nên sự gắn kết giữa những người làm báo khắp mọi miền tổ quốc.

"Năm nay, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa là cụm trưởng của 7 đơn vị từ Đà Nẵng vào Ninh Thuận. Cụm chúng tôi có Đà Nẵng và Khánh Hòa là các địa phương có 2 quần đảo thuộc đơn vị hành chính. Vì vậy, chúng tôi quyết định lấy khẩu hiệu "Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam” làm chủ đề cho gian hàng. Qua đó, chúng tôi muốn gửi gắm thông điệp rằng, biển đảo và đất liền luôn hướng về nhau, cùng hòa làm một” - nhà báo Đoàn Minh Long chia sẻ.

Lắng đọng cảm xúc sau Hội Báo toàn quốc 2023 ảnh 1
Ông Đoàn Minh Long (bên phải) cùng Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi tại gian hàng của Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố Trung - Nam Trung Bộ. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Theo ông Đoàn Minh Long, các buổi tọa đàm diễn ra trong khuôn khổ của Hội Báo năm nay rất đa dạng và cần thiết, giúp các cơ quan báo chí địa phương bồi dưỡng thêm nghiệp vụ.

Ông mong muốn không chỉ trong khuôn khổ của Hội Báo mà ở những thời điểm khác trong năm, Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ tổ chức thêm các buổi tọa đàm, giao lưu xoay quanh các nội dung như: Đạo đức người làm báo, luật báo chí, nhà báo và mạng xã hội…

Sân chơi của những người làm báo

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Trưởng Ban Thời sự, Báo Lao động cho biết: Hội Báo toàn quốc 2023 diễn ra thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng độc giả và cả những người làm báo.

Với ý nghĩa là sân chơi của những người làm báo, Hội Báo đem đến món quà tinh thần cho các nhà báo, là cơ hội giao lưu, học hỏi, truyền đạt kinh nghiệm và bổ sung thêm kiến thức nghề nghiệp. Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội Báo rất phong phú, từ các sự kiện văn hóa, thể thao… đến các nội dung chuyên môn như tọa đàm, hội thảo…

Lắng đọng cảm xúc sau Hội Báo toàn quốc 2023 ảnh 2
Ông Nguyễn Tiến Dũng bày tỏ sự thích thú về Hội Báo toàn quốc 2023. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Hội Báo toàn quốc 2023 có nhiều điểm khác biệt với các lần tổ chức trước đây. Không khí của ngày hội rất tưng bừng, náo nhiệt vì có sự góp mặt của tất cả các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cũng như Liên Chi hội báo chí các vùng miền trên cả nước.

"Đặc biệt, Hội Báo toàn quốc 2023 có sự tham gia của các trường đại học, các trung tâm đào tạo báo chí hàng đầu như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Viện Đào tạo báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cho nên, đây cũng là nơi để nhiều sinh viên tiếp cận gần hơn với lĩnh vực mình đang theo đuổi” - ông Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

Mang đến cách nhìn mới mẻ và hiện đại

Tham gia trọn vẹn 3 ngày của Hội Báo toàn quốc 2023, Nguyễn Thu Phương, sinh viên chuyên ngành Ảnh báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Dù hôm nay là ngày cuối cùng nhưng em vẫn cảm nhận được không khí tấp nập và sôi nổi. Nhờ những hoạt động của ngày hội mà em được hiểu hơn về nghề, dần dần định hướng và lựa chọn được con đường phát triển cho mình trong tương lai”.

Lắng đọng cảm xúc sau Hội Báo toàn quốc 2023 ảnh 3
Thu Phương chăm chú tìm hiểu các ấn phẩm báo chí. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Thu Phương cho rằng, báo chí Việt Nam ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm, đón nhận. Dù tham gia nhiều sự kiện, nhưng Thu Phương ấn tượng nhất với Tọa đàm "Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay” diễn ra vào sáng 19/3. Qua buổi tọa đàm này, Thu Phương đã có cái nhìn mới mẻ hơn, hiện đại hơn với lĩnh vực mình đang theo đuổi.

Tham gia các buổi tọa đàm, Phương nhận thấy có rất nhiều thông tin, kiến thức thực tế chưa được đề cập, phổ biến ở trường học. Với Phương, tham gia các sự kiện của Hội Báo giúp bạn có cơ hội lắng nghe, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm từ các nhà báo kỳ cựu trong nghề. "Em cảm thấy mình cần phải thay đổi tư duy làm nghề, nếu không sẽ chẳng thể nào trụ vững trong ngành này dài lâu” - Thu Phương cho hay.

Quy tụ những tác phẩm đặc sắc

Là độc giả trung thành của báo in, ông Hà Minh Sơn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tâm sự: "Năm nào cũng thế, cứ hễ đến Hội Báo toàn quốc là tôi lại đến tham quan và mang báo về nhà. Mỗi lần tham gia, tôi đều cảm thấy háo hức và tò mò về nội dung mới mẻ của từng tờ báo”.

Với ông Hà Minh Sơn, Hội Báo thường quy tụ nhiều tờ báo hay và mỗi bài viết trong đó đều chứa đựng tâm huyết của những người làm báo. Việc đọc báo giúp ông cập nhật được tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

Lắng đọng cảm xúc sau Hội Báo toàn quốc 2023 ảnh 4
Đến mỗi gian báo, ông Hà Minh Sơn đều cẩn thận lựa chọn và sưu tầm những tờ báo đặc sắc. (Ảnh: NGỌC KHÁNH)

Ông cho rằng, ngoài truyền hình, phát thanh và báo điện tử thì việc đọc báo giấy cũng rất cần thiết. Dù bị chi phối bởi sự phát triển của công nghệ nhưng không vì thế mà báo in trở nên lạc hậu, miễn sao báo in hay và hấp dẫn thì vẫn thu hút được người đọc.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục