Gắn kết du lịch và nghệ thuật sân khấu

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/4/2023 | 9:19:20 AM

Đưa nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu truyền thống trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc là mục tiêu, cũng là hướng đi được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng, xuất phát từ những lợi ích kép mà mô hình kết nối du lịch-nghệ thuật mang lại.

Chương trình rối “Âm vang đồng quê” của Nhà hát Múa rối Việt Nam dành cho du khách sau khi du lịch mở cửa trở lại. (Ảnh: nhandan.vn)
Chương trình rối “Âm vang đồng quê” của Nhà hát Múa rối Việt Nam dành cho du khách sau khi du lịch mở cửa trở lại. (Ảnh: nhandan.vn)

Thông qua biểu diễn nghệ thuật, du lịch có thêm cơ hội đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh, sức hấp dẫn của điểm đến, từ đó tăng cường khả năng thu hút khách.

Tại nước ta, câu chuyện gắn kết giữa du lịch và nghệ thuật sân khấu nhằm phát huy hiệu quả mối quan hệ đôi bên cùng có lợi cũng đã được ngành văn hóa và du lịch tính tới nhiều năm qua. Nhưng đáng tiếc, dường như chưa có chương trình nào thật sự làm nên tên tuổi của điểm đến du lịch…

Ở chiều ngược lại, nhờ du lịch, nghệ thuật có thêm sân chơi để tiếp cận đông đảo khán giả, gia tăng hiệu quả quảng bá, giới thiệu văn hóa truyền thống, đồng thời có thêm nguồn thu để quay trở lại tái đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị.

Tại nước ta, câu chuyện gắn kết giữa du lịch và nghệ thuật sân khấu nhằm phát huy hiệu quả mối quan hệ đôi bên cùng có lợi cũng đã được ngành văn hóa và du lịch tính tới nhiều năm qua. Nhưng đáng tiếc, dường như chưa có chương trình nào thật sự làm nên tên tuổi của điểm đến du lịch…

Chính vì thế, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định về việc triển khai nhiệm vụ "Hỗ trợ phát triển sản phẩm nghệ thuật biểu diễn gắn với không gian phố cổ Hà Nội phục vụ khách du lịch" đã mang đến nhiều hy vọng cho sự ra đời của những sản phẩm du lịch nghệ thuật tầm cỡ, tạo dấu ấn riêng cho du lịch Hà Nội, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô và tạo tiền đề quan trọng để nhân rộng thêm ở những địa danh du lịch khác.

Theo quyết định này, Bộ giao Cục Nghệ thuật biểu diễn triển khai tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh và nghệ thuật đương đại, nghệ thuật truyền thống gắn với không gian phố cổ Hà Nội phục vụ khách du lịch.

Theo thông tin từ cuộc họp giữa lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn với đại diện 12 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ để triển khai quyết định trên, dự kiến sẽ có hai nhóm sản phẩm nghệ thuật được xây dựng.

Thứ nhất là sản phẩm sân khấu thực cảnh diễn ra ở Hoàng thành Thăng Long với thời lượng khoảng 60 phút, huy động sự hợp lực của các tác giả, đạo diễn tên tuổi cùng lực lượng nghệ sĩ ở các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ.

Thứ hai là các chương trình biểu diễn sân khấu có thời lượng từ 40-45 phút được tổ chức tại các địa điểm chung quanh phố cổ.

Liên quan nhóm sản phẩm này, một số ý tưởng sáng tạo đã được đại diện các đơn vị nghệ thuật đề xuất.

Tiêu biểu như Nhà hát Cải lương Việt Nam với dự định thực hiện chương trình biểu diễn tại Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm) dựa trên hình thức sân khấu tương tác bốn mặt, đưa khán giả hòa chung vào không gian biểu diễn của diễn viên ở tất cả các phía để trải nghiệm vở diễn bằng những xúc cảm trọn vẹn.

Hay Nhà hát Tuổi trẻ với ý định sẽ tận dụng không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông để kể câu chuyện về Hà Nội và con người Hà Nội hôm nay…

Như vậy, cả vật lực, nhân lực, ý tưởng đều đã sẵn sàng để biến chủ trương thành hiện thực. Tuy nhiên, muốn thu hút du khách đến thưởng thức nghệ thuật, chỉ tính đến việc bảo đảm yếu tố hay, hấp dẫn, mới mẻ thôi chưa đủ.

Song ngoài múa rối nước vốn giàu sức hút vì là "đặc sản" có một không hai của thế giới, thì nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác vẫn đang loay hoay với bài toán thu hút khách du lịch.

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề còn ở chỗ phải kiến tạo môi trường để tạo sự kết nối chặt chẽ giữa những người làm văn hóa và du lịch.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, có khá nhiều đơn vị nghệ thuật đã chủ động xây dựng những chương trình đặc biệt dành riêng cho đối tượng du khách.

Song ngoài múa rối nước vốn giàu sức hút vì là "đặc sản" có một không hai của thế giới, thì nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác vẫn đang loay hoay với bài toán thu hút khách du lịch.

Lãnh đạo một nhà hát sân khấu truyền thống từng than thở, dù đơn vị đã bỏ nhiều tâm huyết nghiên cứu tâm lý du khách, lịch trình tua để dàn dựng một chương trình cuốn hút, phù hợp nhu cầu khách du lịch, thậm chí kết nối với nhiều hãng lữ hành và áp dụng ưu đãi giá vé riêng nhưng cũng không ăn thua.

Một phần nguyên nhân là do muốn đưa sản phẩm nghệ thuật vào lịch trình tua, bản thân công ty lữ hành cũng phải bỏ ra thời gian, kinh phí quảng bá để giới thiệu sản phẩm, thuyết phục du khách tới thưởng thức, trong khi đó, bài toán cân đối giữa những thứ đầu tư và thu về không phải lúc nào cũng gặp nhau.

Bên cạnh đó, không nhiều người làm du lịch thật sự hiểu về nghệ thuật truyền thống, các đơn vị nghệ thuật truyền thống cũng đang thiếu nhân lực có chuyên môn kết nối, quảng bá, nên khâu tuyên truyền, giới thiệu về sản phẩm tới du khách còn nhiều hạn chế...

Thêm nữa, với đông đảo du khách, nhất là khách quốc tế, khi tham gia trải nghiệm nghệ thuật trong hành trình du lịch, họ không chỉ muốn thưởng thức, mà còn muốn có thêm những hiểu biết nhất định về loại hình ấy.

Trong khi, các chương trình nghệ thuật hướng đến khách du lịch của nước ta hầu như chưa chú trọng việc giới thiệu về loại hình nghệ thuật trong quá trình biểu diễn, còn thiếu hệ thống thuyết minh song ngữ, đa ngữ cho du khách quốc tế, cũng chưa có tương tác thú vị để tạo ra trải nghiệm giàu tính giải trí cho khán giả.

Chưa kể, chẳng mấy đơn vị dụng công đầu tư cho việc sáng tạo không gian liên quan sản phẩm nghệ thuật để du khách check-in, mua đồ lưu niệm, trong khi đó mới chính là kênh quảng bá hữu hiệu cho thương hiệu sản phẩm...

Có thể thấy, con đường đưa chương trình nghệ thuật trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn đang còn nhiều việc phải làm.

Hành trình ấy đòi hỏi phải có cái "bắt tay" thật chặt giữa ngành văn hóa và du lịch, với sự vào cuộc dẫn dắt của những "đầu tàu" cũng như sự quyết tâm, đồng lòng của cả những người sáng tạo nghệ thuật và kinh doanh du lịch.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, vào lúc 6 giờ ngày 1/7/2025, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trên cả nước đã đồng loạt cử hành ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an, tụng kinh và nghi lễ tâm linh cầu an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sông núi đất nước Việt Nam.

Lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2025 tại Khu du lịch Tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng, phát triển con người Việt Nam, cùng với tập trung phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tặng hoa chúc mừng Đại hội Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tại Đại hội Đảng bộ Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đưa ra nhiều nội dung đóng góp, đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện trong nhiệm kỳ mới, trong đó Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc gia tăng sức mạnh mềm quốc gia thông qua văn hoá.

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sáp nhập.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự