Đa sắc màu Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/4/2023 | 8:18:21 AM

Với chủ đề “Hồn dân tộc-Vị quê hương”, Lễ hội Văn hóa-ẩm thực Việt Nam 2023 đưa du khách đến với sắc màu dân gian truyền thống của các vùng miền Việt Nam thông qua văn hóa ẩm thực, đồng thời gửi gắm câu chuyện về bản sắc, sự giao thoa hương vị của cuộc sống, làm nổi bật nét riêng có trong văn hóa Việt, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch ẩm thực hàng đầu khu vực.

Một số đầu bếp tham gia tham gia lễ trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội Văn hóa-ẩm thực Việt Nam 2023.
Một số đầu bếp tham gia tham gia lễ trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội Văn hóa-ẩm thực Việt Nam 2023.

Lễ hội Văn hóa-ẩm thực Việt Nam 2023, được tổ chức Theo Kế hoạch số 980/KH-BVHTTDL được ban hành ngày 17/3/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sẽ diễn ra từ 28-30/4 tại Quảng trường Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Với chủ đề "Hồn dân tộc - Vị quê hương”, Lễ hội Văn hóa-ẩm thực Việt Nam 2023 có các hoạt động chính gồm: Trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam với sự tham dự của các nghệ nhân 3 miền, hội chợ ẩm thực vùng miền với quy mô khoảng 80 gian hàng, không gian âm nhạc ngoài trời và nhiều hoạt động phong phú bên lề.

Đa sắc màu Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 ảnh 1
Bún chả cá là một trong những món ăn được phục vụ tại lễ hội.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, nhiều nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực hàng đầu Việt Nam sẽ tham gia lễ trình diễn tinh hoa ẩm thực Việt Nam tại Lễ hội như Nghệ nhân Ưu tú Phan Tôn Gia Hiền; Chuyên gia ẩm thực Tây Nguyên Nguyễn Hoàng; Chuyên gia ẩm thực Đoàn Thị Hương Giang, Tổng Bếp trưởng Butcher Shop Plus Nguyễn Phước Nguyễn; Giảng viên, chuyên gia ẩm thực Trương Minh Phụng; đầu bếp tỉnh Quảng Trị Nguyễn Quốc Vương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Bình Dương, chuyên gia ẩm thực Phan Duy Thanh…

Tại lễ hội, không gian ẩm thực chia thành các khu vực bắc-trung-nam với màu sắc, hình ảnh đặc trưng đại diện cho văn hóa mỗi vùng, miền.

Đến với lễ hội, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động bên lề hấp dẫn với sân khấu âm nhạc ngoài trời Sunset Chill music, tạo không gian thưởng thức tinh hoa ẩm thực trước bãi biển Cửa Việt nên thơ.

Ngoài ra, chương trình "Bia của văn hóa ẩm thực Việt Nam” sẽ nâng cao trải nghiệm ẩm thực người tham gia lễ hội không chỉ với vị bia truyền thống quen thuộc hàng trăm năm qua mà còn cả những vị bia mới lạ, độc đáo cũng như quảng bá ẩm thực vùng miền rộng rãi hơn đến du khách trong và ngoài nước, góp phần kết nối và tạo cơ hội hợp tác, kinh doanh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực trên toàn quốc và cho các hàng, quán ăn tại địa phương.

Đa sắc màu Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam 2023 ảnh 2

Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 28/4 được Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Trị truyền hình trực tiếp với chương trình nghệ thuật đặc sắc, nội dung đậm nét văn hóa giữ vai trò gợi mở, dẫn dắt khán giả có được góc nhìn toàn cảnh về sự kiện.

Chương trình nghệ thuật được chia làm 2 chương. Chương 1 "Hồn dân tộc” với những tiết mục mang âm hưởng dân ca đương đại; Chương 2 "Vị quê hương" hiện đại trẻ trung và tươi mới. Những nội dung đặc sắc của Chương trình nghệ thuật sẽ được gửi tới khán giả qua các tiết mục nghệ thuật phong phú, mang đậm bản sắc Việt Nam và khơi gợi niềm tự hào về một "Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận".

Lễ hội Văn hóa-ẩm thực Việt Nam 2023 là một trong các sự kiện nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế và du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng trong giai đoạn "Đẩy nhanh phục hồi-tăng tốc phát triển”; góp phần tôn vinh và quảng bá nét đẹp văn hóa du lịch, ẩm thực Việt; đồng thời hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hàng đầu của khu vực.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục