Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam
- Cập nhật: Thứ ba, 25/4/2023 | 2:16:54 PM
Tối 24/4, tại Hà Nội, Điện ảnh Quân đội nhân dân phối hợp Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã khai mạc Tuần phim kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943-2023) và 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023).
Thiếu tướng Lê Xuân Sang tặng hoa các nghệ sĩ và đơn vị sản xuất có phim tham gia Tuần phim.
|
Phát biểu tại buổi khai mạc, Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ghi nhận và biểu dương sự chủ động, nỗ lực của các cán bộ, nhân viên, chiến sĩ, nghệ sĩ Điện ảnh Quân đội nhân dân trong công tác phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội để tổ chức Tuần phim.
Thiếu tướng Lê Xuân Sang phát biểu, 80 năm trước, năm 1943, giữa bộn bề khó khăn của cách mạng, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên, nay là Hà Nội) đã thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo. Đề cương ra đời, là ngọn đuốc soi đường, định hướng tư tưởng, nhận thức, phương châm hoạt động văn hóa cho toàn Đảng, toàn dân. Đề cương không những đã trở thành đường lối phát triển văn hóa Việt Nam suốt 80 năm qua mà còn tiếp tục soi đường, chỉ lối cho văn học nghệ thuật nước nhà trong thời gian tới; góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát biểu tại Lễ khai mạc. |
Công chiếu trong Tuần phim là những tác phẩm điện ảnh có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, mang những thông điệp sâu sắc, giàu tính nhân văn nhắn gửi đến các thế hệ người Việt Nam hôm nay để mỗi chúng ta cùng có trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp tục nhân lên, làm giàu thêm những giá trị trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Thượng tá Nguyễn Thu Dung, Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân nhấn mạnh, Tuần phim được tổ chức nhằm tôn vinh những tác phẩm phản ánh vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, các tác phẩm tái hiện hình tượng con người Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, khẳng định ý nghĩa, giá trị và sức sống lâu bền của "Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, vai trò của sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, của tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất non sông và công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay.
Ngay sau lễ khai mạc, các đại biểu và khán giả đã có dịp thưởng thức bộ phim tài liệu "Hóa giải” của đạo diễn Vũ Anh Nhất. Phim kể về cuộc gặp gỡ giữa những cựu phi công Hoa Kỳ và Việt Nam từng tham gia không chiến trên bầu trời miền bắc những năm chúng ta chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Họ gặp gỡ không chỉ để nhắc lại và làm rõ những sự việc từng xảy ra trong chiến tranh. Họ gặp nhau để những cựu binh Hoa Kỳ được bộc bạch nỗi day dứt về bao tội ác chiến tranh mà không quân Mỹ gieo rắc ở Việt Nam; để những người lính Cụ Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam bày tỏ tinh thần bao dung, tha thứ; để hóa giải nỗi đau quá khứ và hướng tới khát vọng xây dựng tương lai hòa bình cho các dân tộc trên thế giới. Bộ phim phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh, nêu cao khát vọng hòa bình, ca ngợi lòng nhân ái của con người Việt Nam, khép lại hận thù để hướng tới những giá trị nhân văn.
Nhiều khán giả có mặt để hưởng ứng Tuần phim. |
Trong Tuần phim, Điện ảnh Quân đội nhân dân lựa chọn 8 tác phẩm điện ảnh của nhiều đơn vị sản xuất phim trong cả nước. Trong đó có 4 bộ phim tài liệu (Hóa giải, Ngày cuối của chiến tranh, Còn lại với thời gian, Sống và kể lại) và bốn phim truyện gồm (Khúc mưa, Cha cõng con, Sinh mệnh, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh).
Giám đốc Điện ảnh Quân đội nhân dân chia sẻ, mỗi bộ phim được lựa chọn trình chiếu là một câu chuyện, một màu sắc sinh động, hấp dẫn đã tái hiện hình tượng người lính ở nhiều góc độ trong chiến đấu, sự hy sinh quên mình, những cảm xúc sâu lắng về người lính Cụ Hồ; cũng như cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của chúng ta để giành độc lập, hòa bình thống nhất cho đất nước hôm nay.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.