Sôi nổi các chương trình nghệ thuật dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
- Cập nhật: Thứ năm, 27/4/2023 | 11:12:25 AM
Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5, các đơn vị nghệ thuật của trung ương và thành phố Hà Nội tổ chức hàng chục buổi biểu diễn phục vụ nhân dân trên địa bàn.
Các nghệ sĩ Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long sẽ đem đến công chúng nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc về Đảng, Bác Hồ trong dịp nghỉ lễ sắp tới.
|
Tối 28/4, chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra tại sân khấu trước Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh, khu vực đền Bà Kiệu (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại đây, khán giả được thưởng thức nhiều tiết mục đặc biệt ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và những chiến công của quân dân ta trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do và sự nghiệp xây dựng đất nước.
Cũng vào tối 28/4, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức chương trình biểu diễn ca múa nhạc kịch tại sân khấu Trung tâm quận Tây Hồ. Các nghệ sĩ sẽ mang đến khán giả nhiều tiết mục ca nhạc đặc sắc: "Vinh quang Việt Nam”, "Bài ca thống nhất”, "Cung đàn mùa xuân”, "Hello Việt Nam”, "Huế - Sài Gòn - Hà Nội”, "Hà Nội 12 mùa hoa”, "Tiến về Sài Gòn”, "Đất nước trọn niềm vui”… Đặc biệt, khán giả được thưởng thức hai tiểu phẩm hài vui nhộn: "Chuyện tình lính đảo” và "Ở rể”.
Trong khi đó, khán giả các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Ứng Hòa sẽ được thưởng thức một loạt tiết mục đặc biệt của Nhà hát Chèo Hà Nội. Nhà hát Chèo Hà Nội sẽ có ba buổi biểu diễn tại: Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, Đông Anh) vào tối 27/4; tại xã Yên Thường (Gia Lâm) vào tối 29/4; tại thị trấn Vân Đình (Ứng Hòa) vào tối 1/5. Các nghệ sĩ sẽ mang đến những tiết mục, trích đoạn chèo nổi tiếng và biểu diễn các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc ca ngợi đất nước, ca ngợi Thủ đô.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.