Du lịch nhộn nhịp, không quên phòng dịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/4/2023 | 8:19:51 AM

Dự báo sẽ có một lượng lớn khách du lịch nội địa vào dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4-1/5, trong đó, điểm đến là du lịch biển tại miền Trung và Phú Quốc. Đây là tiền đề cho du lịch hè năm 2023.

Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 dự báo sẽ đông nhưng phải đảm bảo phòng dịch. Ảnh: HT
Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 dự báo sẽ đông nhưng phải đảm bảo phòng dịch. Ảnh: HT

Xu hướng tăng trải nghiệm

Chị Lê Thị Dung (Tây Hồ, Hà Nội) lựa chọn đi du lịch Đà Nẵng và đã đặt chỗ trước từ cả tháng nay. "Tôi lựa chọn du lịch biển tại resort dịp này vì nghỉ tới 5 ngày. So sánh giá khách sạn thì không quá cao nhưng giá vé máy thì tăng so với ngày thường khoảng tầm 20-30%”.

Từ góc độ doanh nghiệp lữ hành, ông Lại Văn Quân, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Focus cho biết: Du lịch nội địa vẫn chủ yếu là du lịch biển bởi bước vào đầu hè. Tuy nhiên, sau dịch, người dân chủ yếu lựa chọn hình thức mua combo (vé và khách sạn) để tự do đi du lịch. Tuy nhiên, do dịp nghỉ lễ nên giá vé dịp này đều rất cao, tính ra giá vé cao khoảng tầm 30%. Đơn cử như tour đi Hà Nội - Nha Trang có giá 6 triệu - 7 triệu đồng, thì nay lên tầm 9 triệu đồng, ngang với tour đi Thái Lan.

"Đặc điểm của du lịch dịp này là nhóm gia đình, bạn bè là chủ yếu, nên khi lựa chọn chương trình, nhiều gia đình sẽ cân nhắc đi tour nước ngoài bởi với nhiều nước trong khu vực, những ngày này không phải nghỉ lễ như Việt Nam nên giá cả bình thường”, ông Lại Văn Quân phân tích.

Liên quan đến các chương trình du lịch dịp nghỉ lễ, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtour cho biết: "Do giá vé máy bay nội địa tăng cao nên nhiều người chọn tour đi nước ngoài hoặc nếu chọn tour trong nước thường là nghỉ dưỡng biển cao cấp để chất lượng dịch vụ được đảm bảo. Chính vì thế, các tour du lịch nội địa sử dụng đường bay và tour du lịch nước ngoài đã cơ bản hết chỗ. Số chỗ còn lại một số hãng lữ hành vẫn bán chủ yếu là tour đường bộ”.

Theo khảo sát từ các đơn vị du lịch và hàng không, sau đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, giá tour vào ngày trong tuần lại trở về mức bình thường và sẽ có xu hướng nhích nhẹ vào cuối tuần. Trong đó, các booking (đặt chỗ) tới các điểm đến như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc… đã luôn kín chỗ dịp cuối tuần tới hết tháng 7.

Trong khi đó, với các cơ sở lưu trú tại miền Trung cũng đã gia tăng các hoạt động trải nghiệm để thu hút du khách. Du lịch biển không chỉ đơn thuần là tắm biển và nghỉ dưỡng, mà có kết hợp các hoạt động độc đáo, hấp dẫn. Tại tỉnh Quảng Nam, bên cạnh Hội An và các địa danh quen thuộc, khu nghỉ dưỡng Tui Blue Nam Hội An giới thiệu với du khách đường đua xe địa hình ven biển Blue Beach Track và chuẩn bị tổ chức giải chạy TUI Blue Beach run. Khu nghỉ dưỡng biển & Spa Victoria Hội An duy trì hoạt động đội du thuyền Catamaran trên biển Cửa Đại và đua thuyền Kayak trên sông Đế Võng. Các trải nghiệm phong phú khiến kỳ nghỉ dài ngày ở biển của du khách thêm năng động và nhiều hứng khởi.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hoà cho biết: "Đúng là giá vé máy bay đến Nha Trang dịp nghỉ lễ và dịp hè tăng cao hơn nhưng giá khách sạn tại Nha Trang thấp hơn so các tỉnh thành khác. Do đó, trong chương trình Festival biển Nha Trang sắp tới, tỉnh sẽ làm việc với các hãng hàng không và đơn vị du lịch có gói chương trình kích cầu hợp lý”.

Đặc biệt, trong dịp nghỉ này, tour du lịch thể thao cũng được triển khai dành cho các fan hâm mộ bóng đá. Vietravel đã bán các tour du lịch Campuchia kết hợp xem các trận đấu của đội tuyển U22 Việt Nam tại SEA Games 32. Gần nhất, Việt Nam sẽ có trận đấu đầu tiên với Lào vào 19 giờ ngày 30/4. "Như vậy, các fan hâm mộ bóng đá Việt Nam sẽ có kỳ nghỉ lễ vô cùng ý nghĩa khi có thể cùng gia đình du lịch và xem tham gia cổ vũ U22 Việt Nam tại sân vận động Prince Stadium (thủ đô Phnom Penh)”, ông Phạm Văn Bảy, Phó Giám đốc Vietravel Hà Nội cho biết.

Chú trọng phòng dịch

Trước diễn biến dịch COVID-19 có xu hướng gia tăng gần đây, Bộ Y tế đã đề nghị các tỉnh, thành phố thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ.

Các điạ phương cũng có những khuyến cáo cụ thể về phòng dịch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.

Tại Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt, lưu ý hành khách đến từ các quốc gia có dịch cúm A(H7N9), A(H5N6), Marburg…; áp dụng biện pháp cách ly, chuyển tuyến điều trị đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời thông báo cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã để tổ chức giám sát dịch tại cộng đồng.

Ngành Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh tại các bệnh viện Trung ương và thành phố, tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch tại cộng đồng; tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về các biện pháp giám sát, xử lý các bệnh dịch cho cán bộ y tế trong hệ thống.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cũng đã có hướng dẫn người dân các biện pháp phòng COVID-19 khi đi chơi dịp lễ 30/4 - 1/5. Cụ thể, để có kỳ nghỉ lễ an toàn người dân cần chủ động phòng, chống COVID-19 như: Tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều, đúng lịch để duy trì miễn dịch; đeo khẩu trang theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; thường xuyên rửa tay sạch, khử khuẩn...; đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc... để tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, người dân cần cập nhật thường xuyên tình hình dịch bệnh và tuân thủ nghiêm các khuyến cáo phòng dịch.

Đánh giá về nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong dịp nghỉ lễ sắp tới, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng: Hiện nay, dù số ca mắc có gia tăng, nhưng khả năng dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay số ca tử vong tăng mạnh như đợt dịch ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam năm 2021 là khó xảy ra. Bởi hiện các biến chủng phụ của chủng Omicron dù lây lan nhanh, nhưng chủ yếu gây bệnh nhẹ, không gây ra triệu chứng nặng. Tuy nhiên, ngành Y tế vẫn cần đánh giá lại nguy cơ của COVID-19 xem liệu có xuất hiện biến chủng mới nguy hiểm, gây diễn biến nặng, các triệu chứng nguy hiểm hay có thể vô hiệu hóa vaccine chúng ta đang sử dụng hay không. Từ đó có cảnh báo cho người dân, đưa ra các phản ứng phù hợp để chủ động trong công tác phòng chống dịch.

Ngay trước lễ 30/4 - 1/5 năm 2023, Tổng cục Du lịch đã đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương trên cả nước khẩn trương triển khai một số nội dung liên quan nhằm đảm bảo hoạt động du lịch trong dịp này, trong đó có phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, lượng khách dự báo sẽ tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và đây là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp du lịch triển khai hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng thị trường… Để đảm bảo an ninh, an toàn cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ, các ban quản lý các khu - điểm du lịch, cơ sở kinh doanh trên địa bàn chủ động phương án tổ chức hoạt động, bố trí đủ lực lượng, cơ sở vật chất, thực phẩm và điều kiện cần thiết để phục vụ du khách.

Đồng thời, các địa phương bố trí cảnh báo, cứu hộ, cứu nạn, tăng cường kiểm soát đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh theo quy định và khuyến cáo của ngành Y tế; chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm; không để xảy ra tình trạng sản xuất kinh doanh, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia có nguy cơ gây độc hại tại cơ sở có phục vụ ăn uống.

Theo Báo Tin tức (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục