Giới thiệu phim kinh điển ra nước ngoài: Tắc vì khó xác định chủ sở hữu

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/5/2023 | 2:47:04 PM

Ông Jérôme Baron - giám đốc nghệ thuật Liên hoan phim Ba châu lục - đến Việt Nam tìm mua phim kinh điển để giới thiệu tại Pháp vào tháng 11.

Ông Jérôme Baron, giám đốc nghệ thuật Liên hoan phim Ba châu lục - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông Jérôme Baron, giám đốc nghệ thuật Liên hoan phim Ba châu lục - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm nay Liên hoan phim Ba châu lục (The Festival des 3 Continents) được tổ chức lần thứ 45. Chương trình diễn ra tại Nantes (Pháp) từ 24-11 đến 2-12.

Mong muốn của ông Baron và liên hoan phim là trình chiếu và tôn vinh loạt phim kinh điển Việt Nam trong dịp này, nhằm giới thiệu tinh hoa điện ảnh Việt Nam với thế giới và kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và văn hóa hai nước Việt Nam - Pháp.

Người Pháp muốn tôn vinh điện ảnh Việt

Chia sẻ mục đích mua các bản phim kinh điển Việt Nam có bản quyền, ông Baron nhận định Việt Nam vẫn là nền điện ảnh ít được biết đến, ngay cả với những người có tìm hiểu sâu về điện ảnh.

Ông nói với Tuổi Trẻ: "Là một nhà sử học điện ảnh, tôi quen thuộc với hầu hết các nền điện ảnh châu Á và lịch sử của chúng.

Nhưng điện ảnh Việt Nam vẫn còn rất ít được biết đến và tôi hy vọng rằng công việc lần này có thể giúp làm nổi bật những bộ phim quan trọng của Việt Nam, khơi dậy sự tò mò của các nhà phát hành ở Pháp".

Ông Baron nói ông đang háo hức trước cơ hội khám phá một kho phim kinh điển của Việt Nam mà trước đây chưa từng tiếp cận.

Dù một số nhà làm phim Việt Nam đã tử tế đưa ra những gợi ý, ông vẫn muốn xem phim Việt bằng lăng kính mới mẻ của mình. 

Tuy nhiên từ phía Việt Nam, việc cung cấp kho phim kinh điển một cách có hệ thống cho những người vận hành liên hoan phim quốc tế là việc ít có tiền lệ.

Sau hơn nửa tháng ông Baron ở Việt Nam, Tuổi Trẻ tiếp tục liên lạc để hỏi về kết quả tìm kiếm phim kinh điển Việt. Ông cho biết hành trình chưa đi đến đích. "Sẽ có một số vấn đề bản quyền cần giải quyết vì phần lớn phim do các hãng nhà nước sản xuất, rất khó để tìm được đúng người để tiếp cận mua phim.

Đó cũng là một đặc thù của điện ảnh Việt Nam". Ông Baron hướng đến việc tuyển chọn đúng và đầy đủ các phim Việt Nam tiêu biểu, do đó cần phát triển và cấu trúc chương trình tôn vinh thật kỹ lưỡng.

Cơ hội phim kinh điển Việt phát hành DVD, Bluray

Ở một số quốc gia, việc tìm mua các bản phim kinh điển thuận lợi hơn vì có nhiều phim do các công ty tư nhân sản xuất, nhà phát hành tư nhân phân phối.

Ông Baron chỉ cần tìm mua bản sao hoặc đàm phán quyền chiếu phim với các chủ thể quyền là công ty sản xuất, công ty bán hàng quốc tế, người thừa kế, nhà sưu tập tư nhân, kho lưu trữ phim quốc gia...

Nhưng tất nhiên, cũng có trường hợp khó khăn khi dữ liệu đã bị thất lạc, không hề có kho lưu trữ các phim kinh điển.

15 năm trước, Liên hoan phim Ba châu lục cũng tiếp cận một dự án phục chế phim quy mô lớn với trình độ chuyên gia.

Nếu thành công trong việc xây dựng chương trình tôn vinh điện ảnh Việt Nam tại Liên hoan phim Ba châu lục vào tháng 11 tới, ông Baron hy vọng các nhà phát hành, phân phối tại đây sẽ tò mò khám phá những bộ phim Việt Nam mà họ chắc chắn chưa từng xem.

Một số công ty, tổ chức chuyên về phát hành phim kinh điển dưới dạng DVD hoặc Bluray chắc hẳn sẽ quan tâm. Hơn nữa liên hoan phim này cũng là nơi cung cấp các khán giả điện ảnh chất lượng.

Pháp có ý thức rất mạnh mẽ về di sản nghệ thuật. Chúng tôi bảo tồn, khôi phục và phát hành các tác phẩm kinh điển của Pháp ra rạp. Ngoài ra, còn có các chương trình giáo dục về điện ảnh trong trường học.

Ngay từ nhỏ, trẻ em ở Pháp có thể khám phá các tác phẩm kinh điển của Pháp và nước ngoài tại rạp chiếu phim. Có các tài liệu sư phạm giúp giáo viên tiếp cận và nghiên cứu các bộ phim.

Jérôme Baron

Theo BGTV (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục