Khơi dậy sức mạnh văn hóa Lan tỏa giá trị văn hóa bằng công cụ trợ lý ảo

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/5/2023 | 4:34:36 PM

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và sự gia tăng khả năng xử lý thông tin của các hệ thống trí tuệ nhân tạo, công cụ trợ lý ảo (chatbot) đã và đang trở thành một phương tiện hiệu quả trong việc phát triển và lan tỏa các giá trị văn hóa đến cộng đồng.

Ứng dụng công nghệ số trong trưng bày tại các bảo tàng hiện đang được quan tâm.
Ứng dụng công nghệ số trong trưng bày tại các bảo tàng hiện đang được quan tâm.

Công cụ tiềm năng để phát triển văn hóa

Đầu năm 2023, cả thế giới "lên cơn sốt” với ChatGPT do công ty nghiên cứu AI là OpenAI phát hành vào tháng 11/2022. Chỉ vài tuần sau khi ra mắt, công cụ trợ lý ảo này đã đạt hơn 10 triệu người dùng và đang tăng trưởng nhanh chóng. Sở hữu nhiều ưu điểm, công cụ trợ lý ảo đã và đang ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống hiện nay.

Trong Hội thảo khoa học cấp quốc gia "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển”, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh, cách học hiện nay cũng có thay đổi. Thay vì đọc, thay vì đi học thì con người có xu thế khi cần thì hỏi. "Hỏi thì có người đáp chính xác và gọn. Nếu chúng ta xây dựng được một trợ lý ảo dạng như ChatGPT chỉ chuyên về văn hóa Việt Nam, để mọi người Việt Nam có thể vào đấy đối thoại, có cái thì hỏi, có cái thì nói chuyện để mở mang hiểu biết, lại mọi lúc, mọi nơi, 24/7, thì đó là cách truyền bá văn hóa Việt Nam tốt nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Rõ ràng, với việc lan tỏa giá trị văn hóa, công cụ trợ lý ảo chiếm nhiều ưu thế. Với tốc độ nhanh, nó có thể cung cấp thông tin và giải đáp câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Bên cạnh đó, công cụ trợ lý ảo chuyên về văn hóa Việt Nam có thể tiếp cận được với cả người Việt Nam và người nước ngoài quan tâm đến văn hóa Việt Nam, giúp truyền tải thông tin văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Công cụ trợ lý ảo có tính tương tác cao, có thể giao tiếp với người dùng bằng nhiều hình thức khác nhau như giọng nói, văn bản, hình ảnh, đồ họa… khiến cho những thông tin văn hóa trở nên sống động, gần gũi hơn. Hơn nữa, nó có khả năng thích nghi với từng phong cách và nhu cầu của người sử dụng. Nó có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dùng và truyền tải thông tin theo cách mà họ mong muốn. Thí dụ cùng là những thông tin văn hóa, nhưng nó sẽ được công cụ trợ lý ảo xử lý để phục vụ từng mục đích sử dụng khác nhau như nghiên cứu, bảo tồn, du lịch, giải trí… Ngoài ra, các nguồn dữ liệu trong công cụ trợ lý ảo có thể thay đổi, được bổ sung hoặc cập nhật với thông tin mới về văn hóa Việt.

Tìm hướng đi cho công cụ trợ lý ảo

Nhìn ra thế giới, chúng ta có thể thấy, công nghệ trợ lý ảo (chatbot) đang được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong việc phát triển văn hóa và du lịch. Nhiều quốc gia đã sử dụng chatbot để giới thiệu các điểm đến du lịch, di sản văn hóa và lịch sử của đất nước mình đến du khách trên toàn thế giới, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc… Công nghệ trợ lý ảo cũng được ứng dụng trong các bảo tàng, nhà triển lãm, khu di tích… để thuyết minh và hướng dẫn khách tham quan.

Song việc sử dụng công cụ trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai lệch, tin giả. Vậy nên, cần phải có những hướng đi đúng đắn, phù hợp, kịp thời để công cụ trợ lý ảo có thể trở thành một phần quan trọng trong hành trình phát triển tương lai của văn hóa số.

Trước hết, việc sử dụng công nghệ AI để phát triển văn hóa cần phải được khuyến khích và định hướng theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. Các cơ quan chức năng cần có chính sách và quy định rõ ràng về việc sử dụng công nghệ AI trong phát triển văn hóa, bảo đảm tính pháp lý và an toàn thông tin cho người dùng.

Thực tế, có thể ứng dụng công cụ trợ lý ảo chuyên về văn hóa Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, như với du lịch, công cụ trợ lý ảo chuyên về văn hóa Việt Nam có thể được sử dụng để giới thiệu các điểm tham quan văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Điều này sẽ giúp du khách có thêm thông tin về đất nước Việt Nam và giúp cho ngành du lịch phát triển hơn. Trong lĩnh vực giáo dục, công cụ trợ lý ảo có thể được sử dụng để giới thiệu văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống của Việt Nam cho học sinh và sinh viên. Trong lĩnh vực nghiên cứu, công cụ trợ lý ảo cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong việc thu thập và xử lý dữ liệu văn hóa,…

Để làm được điều đó, với một công cụ trợ lý ảo chuyên về văn hóa Việt Nam, chúng ta cần phải rất tập trung vào chất lượng dữ liệu. Cần thu thập, tổng hợp, xử lý, kiểm chứng các thông tin văn hóa một cách chi tiết và chính xác. Việc này cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về lịch sử, văn hóa Việt Nam và các chuyên gia công nghệ, sao cho việc quản lý dữ liệu và truyền tải thông tin văn hóa được nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Không những thế, công cụ trợ lý ảo chuyên về văn hóa phải được tùy chỉnh cho nhu cầu cụ thể, phù hợp nhu cầu và mục đích sử dụng của người dân. Thí dụ như nếu công cụ được thiết kế để cung cấp thông tin cho du lịch thì nên có các thông tin về địa điểm du lịch, lịch trình, văn hóa ẩm thực, văn hóa dân gian...

Để tận dụng tối đa tiềm năng văn hóa của công cụ trợ lý ảo, việc nâng cao nhận thức của người dân là rất cần thiết. Cần tăng cường thông tin về công cụ trợ lý ảo và khả năng của nó trong việc truyền tải thông tin văn hóa thông qua các hoạt động giới thiệu và truyền thông về công cụ này đến đông đảo người dân. Cần tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng công cụ trợ lý ảo chatbot một cách dễ dàng và thuận tiện. Việc phát triển các ứng dụng và hệ thống hỗ trợ sử dụng chatbot trên các nền tảng phổ biến như Facebook, Zalo, hay các ứng dụng di động sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận với công cụ này.

Cuối cùng, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo và giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về công nghệ và khả năng ứng dụng của công cụ trợ lý ảo chatbot trong việc phát triển văn hóa.

Theo Thời Nay (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục