Liên hoan âm nhạc toàn quốc đợt I năm 2023 tổ chức tại An Giang

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/5/2023 | 2:30:18 PM

Từ ngày 2/6 đến 4/6, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I (năm 2023) sẽ diễn ra tại Phim trường 4, Đài Phát thanh-Truyền hình An Giang (số 852 Trần Hưng Đạo, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên).

Pano Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I-năm 2023.
Pano Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I-năm 2023.

Liên hoan do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp tỉnh An Giang tổ chức, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2023).

Liên hoan là ngày hội của các nhạc sĩ, nghệ sĩ và những người yêu nhạc, được tổ chức ở các khu vực trong cả nước. Liên hoan nhằm biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc.

Đây là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong khu vực và cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giao lưu tác phẩm âm nhạc mới sáng tác, giới thiệu bản sắc văn hóa vùng miền; qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng trong thời kỳ mới.

Theo thông tin từ Ban tổ chức, Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt này có sự tham gia của đại biểu 23 Chi hội, đoàn nhạc sĩ Việt Nam và các nghệ sĩ đến từ các tỉnh, thành gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh (Chi hội sáng tác 1, Chi hội sáng tác 2, Chi hội Nhạc sĩ Quân đội), Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình.

Gần 60 tác phẩm tham gia Liên hoan tập trung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, bác Tôn Đức Thắng; bày tỏ tình yêu Tổ quốc, biển, đảo Việt Nam; khẳng định thành tựu, phong trào xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay; thể hiện vẻ đẹp đất và người An Giang…

Trong đó, có nhiều tác phẩm mang âm hưởng âm nhạc dân gian các vùng miền, đặc biệt là âm nhạc dân gian các dân tộc trong khu vực. Thể loại tác phẩm tham gia Liên hoan gồm ca khúc, hòa tấu, độc tấu thính phòng.

Cùng với biểu diễn các tác phẩm mới, trong khuôn khổ Liên hoan còn diễn ra Tọa đàm "Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác hiện nay”. Tọa đàm nhằm tìm kiếm các phương thức sáng tạo tác phẩm âm nhạc sao cho vừa đồng điệu với hơi thở đời sống hiện tại, vừa tôn vinh được bản sắc độc đáo của âm nhạc dân gian, cổ truyền các dân tộc.

Lễ khai mạc Liên hoan diễn ra sáng 3/6. Lễ tổng kết, trao giải diễn ra tối 4/6. Bên cạnh các hoạt động chính, Liên hoan còn có các hoạt động bên lề để các nhạc sĩ, nghệ sĩ tham quan, tìm hiểu về văn hóa địa phương.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục