Quy định cứng nhắc gây phiền lòng giới mỹ thuật

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/5/2023 | 2:54:17 PM

Gần đây, giới mỹ thuật băn khoăn khi nhận được thông báo quy định chưa phù hợp thực tế của ban tổ chức khi tham gia các cuộc thi và triển lãm tranh, tượng.

Một góc triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2020. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Một góc triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2020. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)

Theo đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm sẽ tổ chức 2 hoạt động là "Cuộc thi và triển lãm về điêu khắc toàn quốc" tại Hà Nội vào tháng 9, "Cuộc thi và triển lãm mỹ thuật Việt Nam" tại Hà Nội, TP HCM vào tháng 12-2023. Quy định của 2 cuộc thi này đã khiến các họa sĩ, nhà điêu khắc lo ngại sẽ khó thu hút các tác phẩm dự thi hoặc để sót những tác phẩm xuất sắc.

Cụ thể, ở lĩnh vực hội họa, kích thước các tác phẩm tham gia được quy định: tác phẩm nhỏ dài không dưới 60 cm, tác phẩm lớn dài không quá 200 cm, nếu dài hơn 200 cm thì phải gồm nhiều tấm để có thể tháo rời. Tác phẩm ở lĩnh vực điêu khắc dài không quá 150 cm, trọng lượng không quá 100 kg; với phù điêu dài không quá 200 cm. Trên thực tế, đa số các tác phẩm điêu khắc được làm bằng những chất liệu như đồng, đá, kim loại… thường vượt quá 100 kg/tác phẩm.

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường tâm tư: "Quy định này là chưa phù hợp, trong lĩnh vực điêu khắc việc khống chế, hạn chế kích thước, trọng lượng của tác phẩm sẽ gây ức chế khả năng sáng tạo của tác giả và tác phẩm sẽ kém hiệu quả về mặt thẩm mỹ".

"Cần mở rộng cơ hội cho các tác phẩm "vượt khung" tham gia triển lãm hay dự thi, trường hợp tác phẩm dự thi có kích thước lớn hơn quy định thì tác giả sẽ chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển và trưng bày" - ông Nguyễn Phú Cường đề xuất.

Một lo ngại khác của giới mỹ thuật là tình trạng xảy ra sự cố trong vận chuyển khiến tác phẩm tham dự bị hư hao, thất lạc. Đã có trường hợp tác giả có tác phẩm gửi tham gia dự thi, triển lãm bị hư hại trong quá trình vận chuyển và đã yêu cầu ban tổ chức bồi thường với số tiền không nhỏ, khiến ban tổ chức gặp nhiều khó khăn.

Những người trong cuộc cho rằng ban tổ chức cần thành lập một ban tiếp nhận, kiểm tra, kiểm định chất lượng các tác phẩm khi tác giả gửi về dự thi, nhằm hạn chế thấp nhất những tranh cãi về sự toàn vẹn của tác phẩm khi gửi về dự thi, nhất là những tác phẩm được làm bằng chất liệu dễ hư hại.

Theo các nhà chuyên môn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cần sớm có những phương án phù hợp để khắc phục các hạn chế đã nêu, nhằm thiết thực giúp những cuộc thi, triển lãm mỹ thuật trong cả nước đạt được các giá trị nghệ thuật cao nhất.

Theo BGTV (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục