Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/6/2023 | 10:09:26 AM

Theo tin từ Tổng cục Du lịch, Chính phủ Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch theo hướng bền vững thông qua Dự án du lịch bền vững giai đoạn 2023-2027.

Dự án Thụy Sĩ vì sự Phát triển Bền vững tại Việt Nam (ST4SD) do Cục kinh tế Liên Bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023-2027.

Dự án được đề xuất vào thời điểm quan trọng với ngành du lịch Việt Nam khi Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 mới được phê duyệt. Bên cạnh đó, Dự án cũng có thể hỗ trợ giải quyết những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch Việt Nam.

Dự án ST4SD sẽ củng cố tính bền vững và toàn diện của ngành du lịch Việt Nam thông qua ba kết quả tổng thể: Hỗ trợ cấp quốc gia trong việc tích hợp được nhu cầu ngành vào công tác xây dựng và triển khai các chính sách công thông qua kênh đối thoại công tư; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo quản trị du lịch cho đối tượng trung và cao cấp với kinh nghiệm đến từ các chuyên gia hàng đầu Thụy Sĩ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành; và hỗ trợ các điểm đến địa phương theo hướng quy hoạch và phát triển sản phẩm bền vững.

Tại cuộc Hội thảo xây dựng văn kiện Dự án du lịch bền vững (SECO) diễn ra tại Quảng Ninh ngày 26/6, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã cảm ơn Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định hỗ trợ cho ngành du lịch Việt Nam thông qua dự án Phát triển du lịch bền vững (ST4SD). Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh, đây là hỗ trợ kịp thời trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Phó Tổng cục trưởng cho biết, Thụy Sĩ là đất nước có ngành du lịch phát triển và nổi tiếng hàng đầu thế giới, có nhiều cảnh quan, tài nguyên du lịch tương đồng với Việt Nam như du lịch núi, du lịch nông thôn… Các cơ sở đào tạo du lịch tại Thụy Sỹ được biết đến là những trường đào tạo kỹ năng nghề uy tín, được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn học tập về các ngành như quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và chế biến, du lịch và lữ hành,… trong đó có nhiều du học sinh Việt Nam đang theo học.

Chính vì vậy, Phó Tổng cục trưởng kỳ vọng bằng sự tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ thông qua dự án này, kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch tiên tiến, trình độ đào tạo cao sẽ được chuyển giao cho ngành du lịch Việt Nam. Dự án này sẽ được thực hiện theo đúng thủ tục của Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 4/5/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ nước ngoài. Và theo quy định của Nghị định, dự án sẽ thực hiện theo hình thức "Nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án”.

Dự án ST4SD có mục tiêu hỗ trợ xây dựng chính sách và quy hoạch phát triển du lịch bền vững phù hợp với tình hình thực tế du lịch Việt Nam. Thông qua dự án, doanh nghiệp và những người dân địa phương trực tiếp làm du lịch có cơ hội nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực, và hướng tới việc thay đổi ứng xử trong việc bảo vệ, quản lý và góp phần xây dựng môi trường sinh thái đa dạng hơn. Dự án cũng tập trung phát triển các mô hình kinh doanh, sản phẩm du lịch bền vững. Qua đó, dự án hướng tới phát triển du lịch bền vững, toàn diện, tuần hoàn và gắn với bảo tồn thiên nhiên và nâng cao đời sống của người dân.

Dự án đang trong giai đoạn khởi động, xây dựng và hoàn thiện văn kiện dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai. Do đó, để dự án mang lại hiệu quả tối đa cho ngành du lịch và các địa phương thụ hưởng, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu đề nghị các thành viên Tổ công tác, đại diện các Vụ, đơn vị Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các Sở quản lý du lịch và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tích cực thảo luận, đóng góp xây dựng văn kiện dự án nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Theo Báo NDĐT (NQ)

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục