Thông qua dự thảo hồ sơ trình UNESCO công nhận Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/7/2023 | 4:17:35 PM

UBND 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương vừa tổ chức họp và thông qua dự thảo hồ sơ trình UNESCO công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản văn hoá thế giới.

Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử (Quảng Ninh) CTV
Chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử (Quảng Ninh) CTV

Ngày 6.7, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp trực tuyến với UBND tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh Bắc Giang, thông qua dự thảo hồ sơ quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hoá thế giới. Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Đạo Cương, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, chủ trì cuộc họp này.

Tại tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thông qua dự thảo đề nghị công nhận di sản UNESCO ở 3 địa phương - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Minh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, trình bày tại hội nghị trực tuyến thông qua dự thảo đề nghị công nhận quần thể di tích, danh thắng ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương là di sản thế giới CTV

Thời gian qua, để triển khai xây dựng hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đã phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức hội nghị xin ý kiến của các huyện, thị xã, thành phố có di sản, ban quản lý các di tích, các phòng, ban trực thuộc...

Trong các ngày từ 24 - 25.6, Sở VH-TT, Sở VH-TT-DL của 3 tỉnh đã phối hợp đánh giá kết quả xây dựng hồ sơ và bảo vệ hồ sơ trước Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tại Hà Nội. Đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ đã bám sát các hướng, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của UBND 3 tỉnh để chỉnh sửa, bổ sung vào hồ sơ đề cử.


Trong thời gian tới, 3 sở tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện hồ sơ đề cử bản thảo, kế hoạch quản lý di sản đề cử và các thành phần phụ lục theo đúng hướng dẫn thực hiện Công ước di sản thế giới 1972.

Trước 31.12 hoàn chỉnh hồ sơ trình UNESCO

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhất trí với các nội dung do đơn vị tư vấn trình bày cũng như các ý kiến phát biểu tại cuộc họp; đồng thời thống nhất các mốc thời gian để hoàn thiện hồ sơ theo kế hoạch của 3 tỉnh đã thông qua, bảo đảm trước ngày 31.12 có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh trình UNESCO.

Thông qua dự thảo đề nghị công nhận di sản UNESCO ở 3 địa phương - Ảnh 3.

Khung cảnh chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) CTV

Ông Hùng cho biết thêm, về mô hình quản lý di sản tỉnh Hải Dương nhất trí với mô hình do đơn vị tư vấn trình bày. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Hải Dương sẽ từng bước kiện toàn công tác quản lý di sản trên địa bàn tỉnh, trong đó có việc đưa di tích chùa Thanh Mai, hiện thuộc Ban quản lý di tích TP.Chí Linh, về Ban quản lý Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cũng đề nghị Sở VH-TT, Sở VH-TT-DL 3 tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn để hoàn thiện hồ sơ theo đúng tiến độ đề ra. Bên cạnh đó Sở Nội vụ của 3 tỉnh cũng nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh thành lập hội đồng điều hành quản lý di sản trên địa bàn tỉnh.

Thông qua dự thảo đề nghị công nhận di sản UNESCO ở 3 địa phương - Ảnh 4.

Chùa Côn Sơn, danh thắng tại tỉnh Hải Dương CTV

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương đánh giá cao sự nỗ lực, phối hợp của UBND 3 tỉnh và đơn vị tư vấn trong thời gian qua đã xây dựng bộ hồ sơ đảm bảo chất lượng. Thứ trưởng cũng lưu ý một số mốc thời gian cần thực hiện đảm bảo theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra, cụ thể là trình Bộ VH-TT-DL trước 30.7, để Bộ xin ý kiến các bộ, ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ gửi hồ sơ đề cử tới UNESCO trước ngày 30.9, hoàn thiện hồ sơ kết thúc ngày 30.12.2023, nộp hồ sơ ngày 1.2.2024.

Theo BGTV (NQ)


 

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục