Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 7:30:15 AM

Những năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã đẩy mạnh phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức, có chiều sâu các vấn đề về văn hóa, văn nghệ; phổ biến nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, báo chí vẫn còn một số mặt hạn chế, như: Chưa có nhiều ấn phẩm báo chí chuyên sâu tuyên truyền về văn học nghệ thuật; chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu xây dựng con người, phát triển văn hóa.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thời gian qua, trong bối cảnh xã hội đang chuyển động mạnh mẽ, đời sống và tâm tư con người trải qua nhiều biến đổi lớn lao, nhưng thực tế hoạt động văn học, nghệ thuật chưa đạt như mong muốn, chưa xuất hiện tác phẩm xuất sắc trực tiếp mổ xẻ, góp phần nêu gương hoặc chặn đứng các hiện tượng xuống cấp của đạo đức xã hội, tham nhũng tràn lan...

Báo chí, xuất bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ, có tác động sâu sắc đến mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội. Là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí, xuất bản đồng thời có mối liên hệ mật thiết với văn hóa, vừa là một bộ phận của văn hóa, vừa là phương tiện truyền tải, phổ biến văn hóa tới công chúng, trong đó có các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Cuối tuần qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm "Vai trò của báo chí, xuất bản đối với việc quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh".

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh báo chí, mạng xã hội cũng là một hình thái, một thành tố của truyền thông đương đại. Mạng xã hội (như: Facebook, YouTube, TikTok…), có thời điểm, có nơi, có vụ việc còn lấn át cả báo chí chính thống. Các nền tảng mạng xã hội thu hút lượng người dùng đông đảo - nhất là giới trẻ - nhiều hơn bất kỳ tờ báo nào. Bởi thế, việc sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy những nhận thức chung về văn hóa trong bối cảnh hiện nay là điều tất yếu.

Tuy thế, mạng xã hội cũng có mặt trái. Nội dung, hình ảnh tốt-xấu, thật-giả lẫn lộn, bát nháo trên những trang mạng chỉ với một mục đích "câu" view (lượt xem), "câu" like (lượt thích) bằng mọi giá của không ít người dùng là một thực tế không thể phủ nhận. Có điều, chính một vài "quan điểm cấp tiến" vô tình hay cố ý ủng hộ xu hướng thiếu lành mạnh trên mạng xã hội của một số tờ báo điện tử dành cho giới trẻ mới thật đáng sợ.

Xét về bản chất, đó là sự đấu tranh trực diện về quan điểm trên truyền thông, và kết cục là "ai nắm giữ nhiều độc giả hơn, người đó sẽ thắng". Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải lưu tâm, nếu không, nguy cơ những tiếng nói phản bác lại các quan điểm lệch lạc trên báo chí chính thống trở nên "quá ít" và "quá cô đơn" sẽ trở thành hiện hữu.

Xét về bản chất, đó là sự đấu tranh trực diện về quan điểm trên truyền thông, và kết cục là "ai nắm giữ nhiều độc giả hơn, người đó sẽ thắng". Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải lưu tâm, nếu không, nguy cơ những tiếng nói phản bác lại các quan điểm lệch lạc trên báo chí chính thống trở nên "quá ít" và "quá cô đơn" sẽ trở thành hiện hữu.

Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh công bố một kết quả thống kê khiến mọi giới phải suy nghĩ sâu sắc hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội: Trong 5 TikToker nổi tiếng (người làm clip nội dung trên mạng xã hội TikTok), có lượt theo dõi nhiều nhất tại thành phố hơn 12 triệu dân này, chỉ trong vòng một tháng, lượt xem là 18 triệu, lượt theo dõi là hơn 60,2 triệu.

Nếu biết tận dụng TikToker để chuyển tải thông tin, cùng quảng bá những giá trị tích cực của văn học nghệ thuật thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn; còn nếu để họ phát triển tự phát theo mục tiêu "thương mại hóa" (càng có nhiều lượt xem, lượt theo dõi TikToker càng có thu nhập cao do các mạng xã hội xuyên biên giới chi trả) thì hệ lụy cũng sẽ rất lớn.

Để xã hội, nhất là giới trẻ biết, yêu và gắn trách nhiệm với đất nước thì không gì bằng giúp họ biết, yêu, hiểu đúng về lịch sử văn hóa của dân tộc, của đất nước Việt Nam. Muốn thế, báo chí, xuất bản, hoạt động văn học nghệ thuật, nhất là của giới văn nghệ sĩ cần tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Các tin khác
Quốc hội thông qua toàn văn Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), chiều 23/11. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục