Tránh đầu tư dàn trải về văn hóa
- Cập nhật: Thứ năm, 20/6/2024 | 2:10:41 PM
Chính phủ đề xuất tổng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là 256.250 tỉ đồng, cao hơn gấp 14 lần so với giai đoạn 2011 - 2020
Toàn cảnh phiên họp sáng 20/6. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
|
Ngày 19-6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Các đại biểu (ĐB) QH đều nhất trí về sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, cho rằng chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Góp ý về chương trình, đa số ý kiến ĐBQH đề nghị cần rà soát nội dung, bảo đảm đồng bộ, khả thi, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách.
ĐB Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) nhận thấy ở mỗi nội dung thành phần có nhiều chỉ tiêu cụ thể được lượng hóa, song chưa được thuyết minh cụ thể về cơ sở khoa học thực tiễn để xác định số lượng chỉ tiêu lớn. Một số chỉ tiêu còn cao so với thực tế và chưa phù hợp. Nhiều nhiệm vụ cụ thể, nội dung thành phần còn dàn trải, mang tính mục tiêu nhiều hơn và nhiều nội dung chưa thiết kế hợp lý.
Do đó, ĐB đề nghị cần nghiên cứu tính khả thi, tránh việc hô hào nhưng vướng mắc trong quá trình thực hiện.
ĐB Nguyễn Thị Lệ (đoàn TP HCM) lưu ý về quy mô và phạm vi chương trình có thực hiện ở nước ngoài và chương trình xây dựng theo các nhóm nội dung thành phần chưa có danh mục dự án. Từ đó, ĐB Lệ đề nghị cần tuân thủ quy định pháp luật đầu tư công để thực hiện.
Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) đề nghị cần nghiên cứu tính khả thi của Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 Ảnh: LÂM HIỂN
Cùng quan điểm và lưu ý tính khả thi, hợp lý của các mục tiêu, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) góp ý: Sau khi rà soát, cần thu hẹp mục tiêu để tránh dàn trải. ĐB Mai dẫn tờ trình của Chính phủ có đề xuất tổng nguồn lực cho cả giai đoạn là 256.250 tỉ đồng, nói rằng đây là con số rất lớn, cao hơn gấp 14 lần so với số thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2020 và về căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn là chưa đầy đủ. Theo bà Mai, hiện chúng ta chưa có kế hoạch đầu tư công trung hạn, chưa có kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, chưa có tổng mức đầu tư cho cả giai đoạn, vì thế đề xuất số tiền lớn như trên là chưa phù hợp với Luật Đầu tư công.
Cũng trong ngày 19-6, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình tóm tắt dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ.
Thẩm tra dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị ban soạn thảo tiếp tục đánh giá kỹ tác động của các quy định về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở, phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở sản xuất - kinh doanh. Đồng thời nghiên cứu quy định yêu cầu, điều kiện về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với từng loại hình cơ sở trên từng địa bàn, nhất là loại hình nhà ở kết hợp sản xuất - kinh doanh.
Dự kiến hôm nay (20-6), QH thảo luận ở hội trường về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; thảo luận ở tổ về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, dự án Luật Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông thôn.
Các tin khác
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.
Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.
Hiện nay, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) và Công tác gia đình các cấp trong tỉnh đang tiến hành đánh giá, bình xét các danh hiệu. Quá trình thực hiện được các địa phương, đơn vị phát huy dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch, thực chất.