Việt Nam - điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/7/2024 | 3:58:14 PM

Hồ sơ Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Đoàn Việt Nam làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới, ngày 22/7.
Đoàn Việt Nam làm việc với Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới, ngày 22/7.

Vào 10h30 (12h giờ Hà Nội) ngày 24/7/2024, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), tại kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Di sản).

Theo kế hoạch ban đầu, hồ sơ này dự kiến được xem xét thông qua vào sáng 25/7/2024. Tuy nhiên, theo đề nghị của Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới và tất cả các thành viên của Ủy ban đã đồng thuận đẩy xem xét hồ sơ sớm một ngày. 

Theo đó, Ủy ban Di sản thế giới đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình thực hiện toàn bộ các cam kết của Chính phủ Việt Nam từ khi Di sản được ghi danh năm 2010 đến nay. 


Việt Nam - điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới- Ảnh 1.

Đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới

Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định ý nghĩa đặc biệt quan trọng của hồ sơ "ưu tiên của mọi ưu tiên”; nhấn mạnh các thành viên Ủy ban Di sản thế giới đánh giá cao tinh thần cầu thị, nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam trong hợp tác, đồng hành với Trung tâm Di sản thế giới, Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) để hiện thực hoá nguyện vọng của dân tộc trên cơ sở bảo đảm đúng các quy định của Công ước Di sản thế giới, tuân thủ cam kết của Việt Nam, phát huy hơn nữa giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. 

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhấn mạnh, việc hồ sơ được thông qua như một nén tâm nhang để thành kính dâng lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người luôn quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hoàng Thành Thăng Long - biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, trung tâm quyền lực chính trị liên tục trong 13 thế kỷ của Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà đánh giá cao và cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của ICOMOS trong quá trình xây dựng Hồ sơ bảo tồn Di sản Hoàng Thành Thăng Long; nhấn mạnh ý nghĩa của đối thoại xây dựng và tin cậy lẫn nhau, mong tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ICOMOS trong phát huy giá trị di sản thời gian tới. 

Trong khuôn khổ kỳ họp, lãnh đạo UNESCO, ICOMOS và trưởng đoàn của các quốc gia gửi lời chia buồn sâu sắc tới lãnh đạo, nhân dân Việt Nam và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước mất mát lớn lao này.

Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới Lazare Eloundou Assomo khẳng định, hồ sơ có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với thế giới, gắn với những vấn đề mới liên quan tiến trình phát triển của di sản; coi đây là hình mẫu hợp tác giữa quốc gia thành viên với UNESCO và cơ quan tư vấn và cũng là điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Trong khuôn khổ kỳ họp, các đối tác đều đánh giá cao hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với UNESCO và các quốc gia thành viên, cũng như đóng góp quan trọng, hiệu quả của Việt Nam trong công việc chung của UNESCO, với tư cách là thành viên của 6 cơ chế điều hành then chốt của tổ chức này; nhấn mạnh Việt Nam là mẫu mực, điển hình cho hợp tác giữa quốc gia thành viên với cơ quan tư vấn trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững; mong Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ, thúc đẩy sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Kỳ họp diễn ra đến hết ngày 31/7 để xem xét 27 hồ sơ ghi danh di sản mới và 124 hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Theo BGTV

Các tin khác

Trong bộ sưu tập báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay và vừa được Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục với số lượng nhiều nhất, những tờ Nhân Dân chiếm một số lượng đáng kể và trang trọng trên các kệ sắt của ông Nguyễn Phi Dũng. Ông Dũng vẫn luôn dành tặng những số báo Nhân Dân có ngày phát hành trùng với ngày sinh của những người được tặng, vào những dịp đặc biệt.

Hội đua thuyền trên sông An Châu tại lễ hội bơi chải. Ảnh: Xuân Thỏa

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian chèo tỉnh Bắc Giang và Lễ hội truyền thống bơi chải An Châu (Sơn Động).

Điệu múa Lăm Vông duyên dáng của người Lào.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Múa Lăm Vông của Lào vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Khách du lịch tham quan nơi bãi bồi Mũi Cà Mau.

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc, được tổ chức ở Quảng Nam chiều 10-12, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho rằng cần đặt lợi ích cộng đồng địa phương lên cao nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục