Văn nghệ quần chúng: Sôi nổi phong trào, chất lượng nâng cao

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/10/2024 | 2:48:54 PM

Những năm gần đây, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

CLB Văn nghệ phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) biểu diễn sau khi tham gia lớp truyền dạy hát chèo, quan họ.
CLB Văn nghệ phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) biểu diễn sau khi tham gia lớp truyền dạy hát chèo, quan họ.

Từng bước chuyên nghiệp, hấp dẫn

Mới đây, tại hội trường UBND phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng Quốc khánh 2/9 thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân trên địa bàn đến thưởng thức. Bên cạnh các ca sĩ, nhạc công của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, các thành viên câu lạc bộ (CLB) Chèo và hát dân ca phường Dĩnh Kế, CLB khiêu vũ - dân vũ của một số tổ dân phố trên địa bàn phường biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước. Cùng với hát, múa, một số tiết mục dân vũ, khiêu vũ được thể hiện trên nền nhạc ca khúc cách mạng do các nghệ sĩ không chuyên biểu diễn đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.

Bà Giáp Thị Mai, tổ dân phố Giáp Sau cho hay: "Chương trình được dàn dựng công phu, chuyên nghiệp. Từng đi xem nhiều chương trình nghệ thuật do các CLB văn nghệ của phường, tổ dân phố biểu diễn, tôi rất thích”.

Tại phường Dĩnh Kế, ngoài CLB Chèo và hát dân ca của phường, các tổ dân phố đều thành lập 1-2 CLB văn nghệ, dân vũ, khiêu vũ thu hút cán bộ, người dân tham gia. Được phường, tổ dân phố hỗ trợ kinh phí, địa điểm, trang thiết bị, các CLB thường xuyên luyện tập, dàn dựng tiết mục nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân vào dịp lễ, Tết, kỷ niệm của quê hương, đất nước. Nhờ các đơn vị chức năng tập huấn, bồi dưỡng, thành viên các CLB đã biểu diễn nhuần nhuyễn các thể loại khó như hát chèo, quan họ… giúp chương trình nghệ thuật "cây nhà lá vườn” thêm đa dạng, đặc sắc.

Có thể thấy, những chương trình nghệ thuật do các CLB, đội văn nghệ ở cơ sở ngày càng chất lượng, kỹ năng dàn dựng, biểu diễn được nâng lên rõ rệt. Mới đây, tại hội diễn nghệ thuật quần chúng (NTQC) công - nông - binh tỉnh Bắc Giang năm 2024, hơn 500 diễn viên, nghệ sĩ không chuyên của 10 huyện, thị xã, TP và cơ quan của tỉnh đã trình diễn hơn 60 tiết mục đặc sắc gây ấn tượng mạnh với khán giả.

Những nông dân, công nhân, người lao động tại các địa phương khi lên sân khấu đã thể hiện phong cách biểu diễn tự tin, kỹ năng nhuần nhuyễn. Nhiều tiết mục kết hợp giữa ca và múa rất chuyên nghiệp được Ban giám khảo đánh giá cao. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh nhận xét: "Các đoàn đã xây dựng chương trình nghệ thuật công phu, chất lượng, thể loại đa dạng; trang phục, đạo cụ hấp dẫn, phong phú; nhiều tiết mục có tính nghệ thuật cao, khéo léo kết hợp giữa văn hóa truyền thống dân tộc với nhịp sống đương đại”.

Không chỉ ở các hội diễn, liên hoan cấp tỉnh, cấp huyện, nhiều chương trình nghệ thuật ở cơ sở do các CLB, đội văn nghệ địa phương dàn dựng ngày càng chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu thưởng thức, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Bồi dưỡng kỹ năng cho hạt nhân văn nghệ

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập hơn 2,4 nghìn CLB, đội văn nghệ quần chúng. Qua đánh giá của cơ quan chức năng, nhìn chung các CLB hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Nhiều CLB có khả năng trình diễn những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

CLB Văn nghệ phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) biểu diễn sau khi tham gia lớp truyền dạy hát chèo, quan họ.

Có thể kể đến CLB Đàn Violon làng Then, xã Thái Đào (Lạng Giang); CLB Hát ống, hát ví xã Liên Chung (Tân Yên); các CLB biểu diễn dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn; CLB hát quan họ ở thị xã Việt Yên; các CLB khiêu vũ, dân vũ ở các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang và TP Bắc Giang. Tham gia CLB, các thành viên đều có điểm chung đó là đam mê văn hóa, văn nghệ, tích cực luyện tập, chịu khó học hỏi để tiến bộ. Không ít CLB có sự tham gia của cả vợ chồng hoặc các thành viên trong gia đình.

Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập hơn 2,4 nghìn CLB, đội văn nghệ quần chúng. Qua đánh giá của cơ quan chức năng, nhìn chung các CLB hoạt động sôi nổi, hiệu quả. Nhiều CLB có khả năng trình diễn những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB, đội văn nghệ, ngành chức năng trong tỉnh quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng. Hằng năm, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Nhà hát Chèo Bắc Giang, các trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao huyện, thị xã, TP tổ chức nhiều lớp truyền dạy hát chèo, quan họ, ca trù cho hạt nhân văn nghệ, thành viên CLB ở cơ sở. Đồng thời hướng dẫn hoạt động cho các CLB văn nghệ của thôn, tổ dân phố, chú trọng kỹ năng biểu diễn, cách dàn dựng chương trình, tiết mục văn nghệ.

Để tạo sân chơi cho các CLB văn nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp các địa phương tổ chức hội diễn, liên hoan nghệ thuật thu hút đông đảo hạt nhân văn nghệ, cán bộ, nhân dân tham gia. Nhiều địa phương đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, trang thiết bị phục vụ các CLB, đội văn nghệ tập luyện, biểu diễn. Điển hình như huyện Yên Dũng, hiện 18/18 xã, thị trấn và tất cả các thôn, tổ dân phố của huyện đều đã thành lập CLB, đội văn nghệ. Nhiều năm liền, huyện đạt giải nhất toàn đoàn tại các hội diễn, liên hoan văn nghệ cấp tỉnh.

Bà Trần Thị Thơm, Phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: "Hằng năm, huyện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các CLB văn hóa, văn nghệ đồng thời chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tổ chức giao lưu, biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và quần chúng nhân dân, tạo điều kiện cho các thành viên được giao lưu, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ”.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở góp phần thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Do đó, Sở VHTTDL chỉ đạo tiếp tục phát triển sâu rộng, đa dạng phong trào văn nghệ quần chúng trong địa bàn dân cư và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Chú trọng khai thác nghệ thuật truyền thống của địa phương.

Theo ông Đỗ Tuấn Khoa, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, Sở tiếp tục tham mưu cơ chế khuyến khích tạo điều kiện cho các CLB, tổ, đội nhóm văn hóa, văn nghệ quần chúng hoạt động. Cùng với mở các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa và hạt nhân văn nghệ, ngành tổ chức nhiều cuộc thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật tạo sân chơi cho các thành viên CLB và nhân dân. Qua đó, phát hiện những tài năng nghệ thuật để bồi dưỡng trở thành những hạt nhân tiêu biểu, làm nòng cốt góp phần xây dựng phong trào ở cơ sở.

Theo Báo BGĐT

Các tin khác

Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.

Minh họa: Hiền Nhân.

Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.

Ban tổ chức tặng cờ lưu niệm cho các Trưởng đoàn nhạc sĩ tham dự Liên hoan.

Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.

Người dân thôn Tân Thiếp, xã Xương Lâm (Lạng Giang) biểu diễn văn nghệ tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) và Công tác gia đình các cấp trong tỉnh đang tiến hành đánh giá, bình xét các danh hiệu. Quá trình thực hiện được các địa phương, đơn vị phát huy dân chủ, bảo đảm công khai, minh bạch, thực chất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự