Bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
- Cập nhật: Thứ năm, 21/11/2024 | 3:41:28 PM
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.
|
Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao 9 huy chương vàng, 9 huy chương bạc cho các tiết mục dự thi giọng ca Việt và độc tấu nhạc cụ; 17 giải A, 39 giải B và 10 bằng khen cho các nhạc sĩ có tác phẩm biểu diễn ấn tượng.
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật cho biết, năm nay, Ban tổ chức đã có những đổi mới thay vì chỉ là Liên hoan các tác phẩm của hội viên thì Liên hoan lần này còn mở ra phần dành cho các nghệ sĩ biểu diễn. Thực tế việc tổ chức phối khí, dàn dựng và biểu diễn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đa số công đoạn này nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì sẽ nâng cao hiệu quả cho tác phẩm rõ rệt, thậm chí có thể tạo ra sự bùng nổ cho sản phẩm âm nhạc. Đồng thời, Hội Nghệ sĩ Việt Nam phối hợp các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thi, liên hoan chuyên ngành về âm nhạc không chỉ dành cho các hội viên mà mở rộng quy mô, đối tượng tham gia trên toàn quốc hoặc quốc tế cũng là một hướng đi rất đúng đắn và cần thiết.
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh đánh giá, trong Liên hoan lần này có nhiều tác phẩm được khai thác kết hợp phát triển giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giữa các hình thái sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng với lối trình diễn của sân khấu dương đại. Ngay từ cách đặt vấn đề về một sự việc hay sự vật, tác giả có cách khéo léo trong lựa chọn ngôn từ hoặc rất sáng tạo trong lựa chọn đặt cho ca khúc của mình một mô hình có tính chất ổn định và theo đó là cách đặt hòa thanh, tiết tấu tiếp cận những lối chơi hiện đại, qua đó tạo điều kiện để các nghệ sỹ có cơ hội thể hiện làm tăng hiệu quả cho sản phẩm. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm được tác giả lựa chọn thủ pháp an toàn bằng cách kế thừa tính truyền thống trong cấu trúc, trong tiết, trong câu. Hội đồng nghệ thuật trân trọng những đóng góp của các nghệ sĩ và mong muốn nhận được sự hưởng ứng của các nghệ sĩ trong những năm tiếp theo.
Liên hoan Âm nhạc toàn quốc được tổ chức nhằm biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên trong các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc. Đây là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giao lưu tác phẩm âm nhạc mới sáng tác, giới thiệu bản sắc văn hóa vùng miền. Liên hoan góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng trong thời kỳ mới.
Các tin khác
Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào chiều 23/11/2024 – đúng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Với việc có thêm nhiều quy định mới, quy định sửa đổi, bổ sung, Luật được thông qua đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Điện thoại đổ chuông, màn hình hiện số lạ, ông không nghe. Hồi chuông đổ dài, chấm dứt. Mấy giây sau, vẫn số ấy gọi. Ông vẫn không nghe. Dạo này lừa đảo qua mạng, qua điện thoại nhiều lắm, chả dại dính vào. Nhưng đến lần thứ 3 thì ông thận trọng kết nối nhưng không vội lên tiếng.
Tối 17/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024.