Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản
- Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2024 | 8:49:49 AM
Việt Nam vừa có thêm sáu Di tích quốc gia đặc biệt, sau Quyết định số 1473/QÐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt lên con số 139. Con số này sẽ tiếp tục dài thêm khi có hàng chục hồ sơ đề nghị xếp hạng đang được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
![]() |
|
Di tích lịch sử chứa đựng câu chuyện lịch sử, văn hóa thông qua hiện vật. Trong đó, những công trình, địa điểm đánh dấu bước chuyển quan trọng của lịch sử; gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; có những công trình, quần thể kiến trúc, những địa điểm khảo cổ hay cảnh quan thiên nhiên, sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia; hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới... được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt.
Một góc Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: nhandan.vn)
Nhưng với cách công nhận có phần "dễ" như hiện nay, danh sách Di tích quốc gia đặc biệt cứ tiếp tục nối dài không có điểm kết khi nhiều tỉnh, thành phố tìm cách để địa phương mình có Di tích quốc gia đặc biệt cho "bằng chị, bằng em", khiến giá trị "đặc biệt" có nguy cơ trở thành... phổ cập. |
Việc phân hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, Di tích cấp tỉnh, thành phố là cần thiết, để chúng ta có biện pháp ứng xử phù hợp với từng di tích.
Dư luận từng rất quan tâm mỗi khi công bố Di tích quốc gia đặc biệt trước đây như về văn hóa có Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An...; về di tích gắn với danh nhân có: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Khu di tích Pác Bó...
Nhưng với cách công nhận có phần "dễ" như hiện nay, danh sách Di tích quốc gia đặc biệt cứ tiếp tục nối dài không có điểm kết khi nhiều tỉnh, thành phố tìm cách để địa phương mình có Di tích quốc gia đặc biệt cho "bằng chị, bằng em", khiến giá trị "đặc biệt" có nguy cơ trở thành... phổ cập.
Chưa kể, một số địa phương cố tìm "kẽ hở" để "lên đời" di tích. Ðiển hình là có những địa phương sở hữu di tích gắn với danh nhân, nhưng di tích không quy mô, nay bố trí xây dựng thêm khu tưởng niệm, nhà trưng bày... Tức là xây thêm hạng mục mới để rồi xin "nâng tầm" thành đặc biệt.
Việc đổi mới phương pháp công nhận Di tích quốc gia đặc biệt là cần thiết. Trước hết, cần kiểm kê tổng thể, nhận diện xem chúng ta đang "có gì", so sánh, đánh giá các di tích có tiềm năng trở thành di tích quốc gia đặc biệt. Ðây là cơ sở để công nhận di tích là đặc biệt hay không đặc biệt.
Thay vì mỗi năm một lần, cần giãn cách thời gian công nhận để quá trình đánh giá, công nhận được kỹ lưỡng hơn. Về mặt chuyên môn, có những di tích, điển hình như đình, đền, chùa có giá trị nổi bật nhưng tương đồng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định, thì xây dựng quy trình đánh giá, lựa chọn di tích độc đáo nhất, giá trị nhất trong đó để vinh danh. Còn nếu xây dựng quy trình theo phương pháp hiện nay, chúng ta sẽ lần lượt công nhận tất cả nhóm đó là Di tích quốc gia đặc biệt.
Mặt khác, sau khi vinh danh giá trị đặc biệt, cần ràng buộc các địa phương về công tác bảo vệ, phát huy giá trị cho xứng đáng. Bởi hiện nay, việc bảo vệ, quản lý Di tích quốc gia đặc biệt cũng nảy sinh nhiều bất cập. Không ít di tích bị xâm hại, hoặc chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Di tích quốc gia đặc biệt, Bảo vật quốc gia là diện mạo văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Do đó, thay vì quá chú trọng số lượng, cần tập trung hơn vào đánh giá chất lượng. Bởi khi điều đặc biệt bị biến thành phổ cập thì giá trị đặc biệt sẽ bị pha loãng và chúng ta sẽ không nhận ra đâu là điều đặc biệt.
Theo BGTV
Các tin khác

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng diêm dân của làng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) vẫn quyết giữ gìn cái nghề vất vả mà cha ông đã truyền lại.

Trong kỷ nguyên số với việc phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử thông minh, có rất nhiều kênh và cách để tiếp cận tri thức nhưng văn hóa đọc vẫn giữ một vị trí nhất định, là một kênh quan trọng để “công dân số” ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng làm thế nào để lan tỏa văn hóa đọc, để người dân có được những lựa chọn thông minh, tìm về với thế giới tri thức hữu ích trên mỗi trang sách, không chỉ là trăn trở của riêng các nhà xuất bản, phát hành mà là của toàn xã hội.

Bloomberg nhận định, Việt Nam là điểm du lịch phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, đến cuối năm 2025 dự kiến đạt kỷ lục 23 triệu lượt khách quốc tế.

Tối 25/3, tại sân khấu ven bờ sông Hương, UBND thành phố Huế tổ chức Lễ Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới” gắn với Festival Huế 2025.