Du lịch thế giới năm 2024 bùng nổ doanh thu, phục hồi ngoạn mục
- Cập nhật: Thứ ba, 10/12/2024 | 8:53:03 AM
Ngành du lịch toàn cầu ghi nhận sự phục hồi ấn tượng trong năm 2024, với doanh thu tại nhiều quốc gia tăng trưởng hai chữ số và lượng khách quốc tế đạt 98% so với trước đại dịch, theo Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism).
Du lịch ở Serbia tăng trưởng ngoạn mục với 2 con số - Ảnh: serbia.travel
|
Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 9/2024, khoảng 1,1 tỷ lượt khách đã đi du lịch quốc tế, phản ánh tỷ lệ phục hồi gần như hoàn toàn của ngành. Lượng chi tiêu cho du lịch cũng tăng nhanh hơn so với số lượng khách, minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế du lịch toàn cầu.
Tổng thư ký UN Tourism, ông Zurab Pololikashvili, nhận định: "Doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh mẽ là tin tức tuyệt vời cho các nền kinh tế thế giới".
Báo cáo của UN Tourism cho biết, trong số 43 quốc gia công bố số liệu doanh thu, 35 nước đã vượt qua mức doanh thu của năm 2019, thậm chí đạt mức tăng trưởng vượt hai chữ số sau khi điều chỉnh lạm phát.
Serbia dẫn đầu với mức tăng 99%, tiếp theo là Pakistan (+64%), Romania (+61%), Nhật Bản (+59%), và Bồ Đào Nha (+51%). Mỹ, thị trường có nguồn thu du lịch lớn nhất thế giới, cũng ghi nhận mức tăng trưởng 7%.
Đặc biệt, Ấn Độ trở thành thị trường chi tiêu mạnh mẽ nhất, với mức tăng 81% so với 2019, nhờ nhu cầu du lịch quốc tế tăng cao.
Khu vực Trung Đông tiếp tục đạt mức tăng trưởng kỷ lục với lượng khách quốc tế tăng 29% so với năm 2019 trong ba quý đầu năm, trong khi châu Âu và châu Phi ghi nhận mức tăng lần lượt 1% và 6%.
Các điểm đến ở châu Á - Thái Bình Dương, dù vẫn ở mức 85% so với trước dịch, đã có sự bứt phá đáng kể với mức tăng 19 điểm phần trăm so với năm 2023.
Một số điểm đến nổi bật có mức tăng trưởng vượt trội về lượng khách quốc tế gồm Qatar (+141%), Albania (+77%), Saudi Arabia (+61%), và Tanzania (+43%).
Theo đánh giá của UN Tourism, dù ngành du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, các thách thức vẫn hiện diện, bao gồm lạm phát chi phí du lịch, giá dầu biến động, khí hậu khắc nghiệt và sự thiếu hụt nhân sự. Các cuộc xung đột địa chính trị cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến của du khách.
Bên cạnh đó, một số khu vực như Đông Bắc Á, Trung Âu và Đông Âu vẫn cần nhiều nỗ lực hơn để thúc đẩy phục hồi vào năm tới.
Sau 4 năm kể từ đại dịch, ngành du lịch toàn cầu đang chứng kiến những bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi. Với nhu cầu du lịch tăng mạnh, kết nối hàng không mở rộng, cùng các chính sách hỗ trợ như nới lỏng visa, năm 2024 đã trở thành dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò của du lịch như một động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
Các tin khác
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Múa Lăm Vông của Lào vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc, được tổ chức ở Quảng Nam chiều 10-12, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho rằng cần đặt lợi ích cộng đồng địa phương lên cao nhất.
Việt Nam vừa có thêm sáu Di tích quốc gia đặc biệt, sau Quyết định số 1473/QÐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt lên con số 139. Con số này sẽ tiếp tục dài thêm khi có hàng chục hồ sơ đề nghị xếp hạng đang được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Thôn Sấu (người dân quen gọi là làng Sấu), xã Liên Chung (Tân Yên) nằm trên gò đồi thấp ven sông Thương, cách trung tâm TP Bắc Giang hơn 10 km. Trải qua bao năm tháng, ngôi làng vẫn giữ nét kiến trúc cổ xưa với nhà gỗ, tường đất, mái ngói rêu phong thấp thoáng bên những rặng tre già. Làng Sấu hôm nay mang vẻ đẹp của không gian làng quê Bắc Bộ xưa.