Tận dụng tối đa thế mạnh của báo điện tử qua tác phẩm eMagazine

  • Cập nhật: Chủ nhật, 6/2/2022 | 10:25:28 AM

Hoạ sỹ nhà báo Trần Duy Hưng – Báo Lao động từng đoạt giải B, Giải báo chí quốc gia lần thứ XIII, giải C Giải báo chí quốc gia lần thứ XV. Theo anh, một bài báo chất lượng, ngoài nội dung hấp dẫn thì cách truyền đạt, hình thức thể hiện cũng quan trọng không kém.

Nhà báo Trần Duy Hưng – Báo Lao động đoạt giải C Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV-năm 2020.
Nhà báo Trần Duy Hưng – Báo Lao động đoạt giải C Giải báo chí Quốc gia lần thứ XV-năm 2020.

"Để có một tác phẩm eMagazine thành công thì điều kiện cần đầu tiên là nội dung phải thật sự tốt. Việc thiết kế và sắp xếp các nguyên liệu đã có thành các bài eMagazine theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp tác phẩm hấp dẫn và nâng tầm giá trị nội dung hơn" – nhà báo, họa sĩ Trần Duy Hưng - báo Lao động chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với báo Nhà báo & Công luận về Loạt 3 kỳ "Đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19”- đoạt giải C, Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV –năm 2020 ở thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử).

Cách thể hiện cũng lắm công phu

Loạt 3 kỳ "Đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19” đã phân tích những tác động của đại dịch COVID-19 với ngành giáo dục, trong đó có nhiều tác động tiêu cực, khi học sinh phải nghỉ học kéo dài. Nhưng với nỗ lực, sự quyết tâm hàng triệu giáo viên, học sinh, mọi khó khăn đã biến thành động lực, tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.

Bằng hình thức trình bày công phu, dễ tiếp cận, nhà báo Trần Duy Hưng đã tận dụng tối đa thế mạnh của báo điện tử khi tổ chức các nguyên liệu nội dung, ảnh, video của đồng nghiệp thành một tác phẩm báo chí eMagazine đầy hấp dẫn. Độc giả không chỉ được đọc nội dung bằng text mà còn được xem những hình ảnh, video và những trích dẫn được nhấn nhá khéo léo làm tăng hiệu ứng, giúp nội dung tác phẩm hấp dẫn, sinh động và dễ tiếp cận hơn.

Thực tế thời gian qua, môi trường giáo dục truyền thống với bảng đen phấn trắng đã được thay thế bằng những lớp học ảo, thầy trò tương tác với nhau trên không gian mạng. Một phong trào chuyển đổi phương thức dạy học đã được thực hiện đồng bộ ở các trường học trên cả nước, để kịp thời ứng phó với tình hình mới. Chính vì vậy, cách thể hiện bài báo theo hình thức đa phương tiện càng làm tôn thêm giá trị nội dung.

Nhà báo Trần Duy Hưng chia sẻ, trước mỗi bài anh phải tính toán kỹ từng chi tiết nhỏ liên quan đến thiết kế, màu sắc, cách thể hiện sao cho đạt hiệu ứng thị giác tốt nhất. Anh phải tính toán từ việc sử dụng phông chữ để người xem nhìn thấy đã nhận thấy phù hợp với nội dung của cả bài viết.

Tiếp theo đó là cả một sự tính toán kỹ sao cho tất cả các nguyên liệu đa phương tiện được thể hiện có sự liên kết và tạo sự thống nhất với nhau. Sự kỹ tính của anh cũng là điều dễ hiểu vì thể loại bài báo theo hình thức eMagazine phải tập hợp và tận dụng được thế mạnh của từng loại hình báo chí, từ: text, ảnh, video, ảnh động, infographic. Đặc biệt, phần text nội dung chính hay ngay cả phần lời cho những video trong mỗi bài eMagazine cũng phải được tính toán, không giống như một bài viết thông thường mà phải có cách hành văn mạch lạc, ngôn ngữ ngắn ngọn, dễ nhìn, dễ hiểu mới có thể khai thác hết hiệu ứng của thể loại báo chí đa phương tiện này.

Để triển khai một bài eMagazine, nhà báo Trần Duy Hưng phải xây dựng cho mình một kịch bản thể hiện công phu, làm sao vừa khai thác hết các thế mạnh của báo chí đa phương tiện lại vừa phải tiết chế để độc giả tiếp cận có trọng tâm. Nhà báo Trần Duy Hưng chia sẻ: "Để có một tác phẩm eMagazine thành công thì điều kiện cần đầu tiên là nội dung phải thật sự tốt. Việc thiết kế và sắp xếp các nguyên liệu đã có thành các bài eMagazine theo đúng tiêu chuẩn sẽ giúp tác phẩm hấp dẫn và nâng tầm giá trị nội dung hơn. Chính vì vậy dù có cách trình bày đẹp mà nội dung không tốt thì cũng không thể có được sản phẩm đạt chất lượng. Loại hình báo chí này cũng chính là cơ hội để xây dựng khả năng làm việc nhóm giữa khối nội dung và các họa sỹ thiết kế”.

 

Sự thay đổi thích ứng của báo chí đối với thói quen của bạn đọc ngày nay

Tác phẩm "Đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19” của báo Lao Động kéo dài 3 kỳ. Khối lượng nội dung truyền tải trong các kỳ này có thể nói là rất "nặng ký”, chưa kể đề tài cũng không phải dễ thu hút độc giả.

tan dung toi da the manh cua bao dien tu qua tac pham emagazine hinh 2

Ảnh trong tác phẩm "Đổi mới giáo dục từ dịch COVID-19" của nhà báo Trần Duy Hưng.

Nhưng nhờ nội dung chất lượng kết hợp với cách trình bày sáng tạo của nhà báo Trần Duy Hưng đã tạo ra một tác phẩm báo chí được đánh giá cao. Tác giả đã đầu tư khai thác nội dung, tìm kiếm phỏng vấn nhân vật đắt, lựa chọn các chi tiết đắt. Với kho nguyên liệu được xây dựng công phu này, nhà báo Trần Duy Hưng đứng trước áp lực không nhỏ là làm sao tìm ra cách trình bày vừa hấp dẫn, dễ tiếp cận, có điểm nhấn lại vừa phải có sự thống nhất về nội dung ở cả 3 kỳ. Nhờ khai thác tối đa tính đa phương tiện, thiết kế của anh đã giúp độc giả tiếp cận với loạt bài một cách thú vị, không bị nhàm chán và có những khám phá mới mẻ.

Một trong những yếu tố giúp các họa sỹ thoải mái hơn trong việc thiết kế các bài eMagazine là hình thức này không bị giới hạn về số lượng chữ hay hình ảnh đi kèm như các bài báo thông thường. Do đó, mỗi tác phẩm eMagazine như loạt bài đoạt giải mà nhà báo Trần Duy Hưng tham gia giống như một "siêu văn bản” đặc biệt của báo chí gửi tới bạn đọc.

Qua bàn tay thiết kế, một tác phẩm eMagazine ra đời hấp dẫn người đọc ở mọi lứa tuổi, kể cả những người trẻ vốn đã quen với cách đọc mới từ mạng xã hội. Đây chính là sự thay đổi thích ứng của báo chí đối với thói quen của bạn đọc ngày nay, trong bối cảnh mạng xã hội với báo chí đang cạnh tranh nhau trong việc đưa tin. Mạng xã hội có độ nhanh về thông tin, nhưng đối với một tác phẩm eMagazine, có vượt trội nhờ độ chính xác nội dung và cả tính chuyên sâu.

Với kinh nghiệm hai lần có tác phẩm được Giải báo chí quốc gia đều thể hiện dưới dạng eMagazine, nhà báo Trần Duy Hưng chia sẻ: "Trong nhiều năm gần đây, tôi thấy Hội đồng Giải Báo chí quốc gia không chỉ quan tâm đến nội dung tác phẩm mà còn để ý tới tính đa phương tiện của một tác phẩm báo mạng. Đánh giá cao tính phong phú trong một bài eMagazine, đặc biệt là nhìn thấy sự đầu tư sáng tạo của người làm báo”. Thực tế hiện nay eMagazine đã xuất hiện ở nhiều tờ báo điện tử của các cơ quan báo chí. Việc Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đánh giá cao và lựa chọn một số tác phẩm có nội dung và hình thức trình bày công phu đã thúc đẩy người làm báo có các bài viết với nội dung chất lượng hơn, có quan điểm, sự đa dạng, đa chiều thông tin hơn.

Giống như nhiều đồng nghiệp đoạt giải báo chí quốc gia bằng các tin bài, video chất lượng, nhà báo Trần Duy Hưng đã thành công khi cùng nhóm của mình khai thác hiệu quả hình thức eMagazine. Qua mỗi tác phẩm được độc giả ghi nhận và qua đó anh xây dựng được phong cách cá nhân của mình. Anh tâm sự: "Đối với người làm báo, viết nội dung cho tác phẩm đã khó, trình bày thành công ở dạng eMagazine càng khó hơn nhiều. Người làm phải thích thú mới làm được, có thể đầu tư cả tuần, cả tháng cho một sản phẩm hoàn chỉnh. Và tất cả xuất phát từ sự tâm huyết, cả đam mê và tinh thần cống hiến cho độc giả thân yêu”.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự