20 năm ngày lên sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc đầu tiên: Đồng bào ở đâu, VTV5 ở đó

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/2/2022 | 10:02:57 AM

Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm tròn 20 năm ngày lên sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc đầu tiên (ngày 10/02/2002 – 10/02/2022), cũng tròn 20 năm ra đời kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5.

Nhiều chương trình của VTV5 được đầu tư công phu, hấp dẫn khán giả và đồng bào. Ảnh: VTV5
Nhiều chương trình của VTV5 được đầu tư công phu, hấp dẫn khán giả và đồng bào. Ảnh: VTV5


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, sau một thời gian phát thử nghiệm chương trình truyền hình tiếng dân tộc, ngày 10/02/2002, kênh VTV5 chính thức phát sóng chương trình đầu tiên. Sự kiện này cũng đánh dấu lần đầu tiên tại Việt Nam, đồng bào dân tộc thiểu số được xem các chương trình được thiết kế riêng bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình trên sóng truyền hình quốc gia.

Từ những bước đi ban đầu còn bỡ ngỡ, khó khăn, xây dựng một kênh sóng đặc thù riêng biệt, những người làm truyền hình tiếng dân tộc đã từng bước khẳng định được bản lĩnh, sức sáng tạo và niềm đam mê, tâm huyết trong việc sản xuất các chương trình phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, khán giả cả nước nói chung.

Buổi đầu thành lập, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc chỉ có quân số vài chục người, phát sóng trên kênh VTV5 với thời lượng 6 giờ mỗi ngày bằng 14 thứ tiếng dân tộc. Đến nay, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc có khoảng 180 nhân sự tại trụ sở chính (Hà Nội) và các văn phòng đại diện (Gia Lai, Đăk Lăk, Phú Yên, TP.HCM, Cần Thơ), đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, biên tập và phát sóng 24 giờ/ngày/kênh 3 kênh độc lập gồm: Kênh VTV5 quốc gia phát sóng toàn quốc; VTV5 Tây Nam Bộ phủ sóng khu vực Tây Nam Bộ (lên sóng ngày 01/01/2016) , VTV5 Tây Nguyên phủ sóng khu vực Tây Nguyên (lên sóng ngày 17/10/2016) . Khán giả có thể theo dõi VTV5 với 26 thứ tiếng (bao gồm cả tiếng Kinh)trên các nền tảng khác nhau (truyền hình truyền thống, ứng dụng VTVgo, website VTV5, kênh Youtube, Fage VTV5 trên Facebook...)

Sau 6 năm chuyên biệt chỉ phát các chương trình tiếng dân tộc phục vụ đồng bào DTTS, từ năm 2008, Ban Truyền hình Tiếng dân tộc bắt đầu cho lên sóng chương trình tiếng phổ thông đầu tiên, đó là bản tin Thời sự… Đây là bước đà cho những người làm truyền hình tiếng dân tộc tiếp tục làm đa dạng và phong phú kênh sóng thông qua việc mở rộng các mũ chương trình phát sóng như: tin tức, chuyên mục (chính luận, văn hóa - văn nghệ), phim tài liệu, phóng sự, ký sự, chương trình thiếu nhi, phim, tiểu phẩm, tiếp sóng trực tiếp các chương trình thể thao, phát sóng trực tiếp các sự kiện chính trị - văn hóa - xã hội quan trọng vùng đồng bào DTTS& miền núi….

 

Các chương trình tiếng phổ thông được bố trí đan xen cùng với các chương trình chuyên biệt tiếng DTTS trên sóng, đã giúp cho các kênh sóng ngày càng có sức hút lớn với khán giả.

20 nam ngay len song chuong trinh truyen hinh tieng dan toc dau tien dong bao o dau vtv5 o do hinh 2

20 năm qua, cánh sóng VTV5 đã vươn tới mọi miền của Tổ quốc, dấu chân của các PV VTV5 cũng có mặt ở muôn nơi, từ những bản làng nơi biên cương…


Đến nay, VTV5 đã ghi được nhiều dấu ấn nghề nghiệp thông qua các giải thưởng lớn ở các kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc, các giải báo chí tầm cỡ quốc gia. Ngoài ra, đội ngũ PV, BTV của VTV5 cũng tích cực sáng tạo, đóng góp nhiều chương trình có chất lượng cao cho các kênh sóng của VTV, được đánh giá cao, như: Dân tộc & Phát triển, Sắc màu các dân tộc, Tết với đồng bào, Xuân về trong trái tim đồng bào, Phiên chợ mùa xuân, các series phim tài liệu, ký sự…

Bên cạnh hoạt động sản xuất chương trình và phát sóng, Ban truyền hình Tiếng dân tộc được giao thực hiện các dự án quan trọng: "Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc", "Phủ sóng truyền hình vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo"; "Nâng cao năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc".

Trong quá trình triển khai dự án, VTV5 đã và đang phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các Đài PT-TH địa phương, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sản xuất các chương trình truyền hình tiếng dân tộc. Cùng với đó là sự hỗ trợ về trang thiết bị, máy móc và đặt hàng sản xuất chương trình cho các kênh VTV5. Nhờ đó từng bước nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở các địa phương vùng DTTS&MN, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình về DTTS&MN trên sóng truyền hình quốc gia 


Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự