Tiếng lòng của những người “bạn của đồng bào”
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/2/2022 | 8:20:20 AM
Năm 2022, Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm tròn 20 năm ngày lên sóng chương trình truyền hình tiếng dân tộc đầu tiên, cũng tròn 20 năm, những cánh sóng VTV5 vươn xa tới mọi vùng miền Tổ quốc, trở thành người bạn gắn bó với khán giả và đồng bào dân tộc thiểu số.
![]() |
BTV, MC Hoài Đảm và BTV Mỹ Duyên trong chương trình đặc biệt “Tết với đồng bào 2022”.
|
Cùng lắng nghe một vài chia sẻ của những người làm truyền hình tiếng dân tộc vào ngày kỉ niệm 20 năm kênh truyền hình tiếng dân tộc chính thức lên sóng truyền hình quốc gia.

Với gần 200 nhân sự và 3 kênh sóng phát 24h/ngày, VTV5 sở hữu một đội ngũ những người làm truyền hình tâm huyết, yêu nghề, quý đồng bào.
BTV, MC Hoài Đảm: Không phải lựa chọn, mà là cơ hội!
BTV, MC Hoài Đảm chia sẻ: "Năm 2014, khi đang cộng tác với một số đài truyền hình, tôi tình cờ nhìn thấy một status trên facebook của thầy giáo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc VTV5 đang tuyển người dẫn, tôi đã mạnh dạn đăng ký."
Trước đó, tôi từng có dịp sản xuất, dẫn chương trình ở các thể loại tin tức, kinh tế - tài chính, nông nghiệp và cả giải trí nữa, nhưng kinh nghiệm về mảng dân tộc thiểu số và miền núi thì bắt đầu từ con số 0, ngoài những gì được học ở nhà trường và đọc trên sách báo. Thật may, vẫn trúng tuyển và trở thành người đưa tin của đồng bào cho tới tận bây giờ.
"Tôi vẫn luôn tự nhủ, không phải tôi chọn VTV5, mà tôi may mắn được VTV5 chọn." - BTV, MC Hoài Đảm nói.
Về đây, tôi được các anh chị đồng nghiệp hướng dẫn tận tình tất cả mọi thứ. Từ chỉ cho từng cách phát âm tên gọi, địa danh của đồng bào như thế nào, những kinh nghiệm đi công tác, gặp gỡ, trò chuyện với đồng bào ra sao, cách phỏng vấn như thế nào…Tất cả những điều đó đã giúp ích rất nhiều cho công việc dẫn chương trình cũng như trực tiếp đi sản xuất tin bài, phóng sự của một người làm truyền hình tiếng dân tộc như chúng tôi.

BTV, MC Hoài Đảm trong vai trò người dẫn chương trình trường quay.
Không nơi nào khác, mà chính từ nơi này, tôi đã được đến với Hà Giang, chuyện trò với những em bé ở cực Tây A Pa Chải, chia sẻ khó khăn với đồng bào Mạ ở Tây Nguyên, trải nghiệm mùa nước nổi với đồng bào Khmer miền sông nước Cửu Long, cảm nhận hai chữ chủ quyền thiêng liêng giữa mênh mông sóng nước Trường Sa… Có thể, ở VTV5, chúng tôi không được quá nhiều người biết đến, không nổi tiếng như các đồng nghiệp ở các kênh truyền hình quảng bá khác, nhưng sau những chuyến đi cả nghìn cây số, sau những hành trình lội suối, vượt đèo, chúng tôi nhận lại được rất nhiều điều.
Đó là sự trưởng thành, là sự dấn thân, sự sẻ chia và cả những tình cảm rất mộc mạc, bình dị nhưng chân thành và đáng quý vô cùng của khán giả, của đồng bào. 8 năm gắn bó chưa phải là một khoảng thời gian quá dài trong chặng đường 20 năm của VTV5, nhưng với tôi, đó không phải là lựa chọn, mà là cơ hội!

Ngoài việc là BTV, MC Hoài Đảm còn là 1 phóng viên hiện tác nghiệp tại các mọi miền Tổ quốc.
BTV Thanh Loan: Đó là thanh xuân tuyệt vời!
BTV Thanh Loan chia sẻ: "Tôi bắt đầu vào học việc tại VTV5 từ tháng 7/2009, rồi được làm việc và đóng góp 1 phần nhỏ bé từ đó đến giờ."

BTV Thanh Loan trong một chuyến thiện nguyện ở vùng cao.
Còn nhớ những ngày đầu bỡ ngỡ, những chuyến công tác đầu tiên không mấy suôn sẻ, những khó khăn khi đi công tác miền núi, những hôm đi bản phải ăn ngủ cùng với đồng bào, những trận dị ứng sau mỗi chuyến công tác kéo dài có khi cả tháng trời…
Những con đường miền núi của 13 năm trước có đi mới biết kinh khủng như thế nào, có những nơi phải đi bộ hàng km vào bản, phải lội bùn, có ngã đau, hay say dưới cái nắng nóng như rang để hoàn thành chương trình… Rồi có những ngày đi quay mệt nhoài nhưng đêm không ngủ để viết và dựng kịp gửi phát sáng hôm sau. Tất cả đều là những kỷ niệm khó quên của tôi khi công tác tại đài VTV5.

Thanh xuân thật tuyệt vời khi được học, được làm nghề, được đi…
Phóng viên Ngọc Oanh: Mỗi chuyến đi là một lần trăn trở
Phóng viên Ngọc Oanh chia sẻ: "Với tôi, đến bây giờ không nhớ nổi đã bao nhiêu chuyến công tác, địa phương đã đi đến. Nhưng mỗi một chuyến đi về với bà con, với đồng bào, lại là một lần trăn trở."

Phóng viên Ngọc Oanh phỏng vấn lực lượng công an huyện Nam Trà My, Quảng Nam về vấn nạn tự tự bằng lá ngón.
Năm 2019, khi đi tìm hiểu về vấn nạn lá ngón tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Tôi thật sự thấy hoảng hốt vì những lý do mà người dân nơi đây đã khiến họ tự tước đi mạng sống của mình từ lá ngón.
Chứng kiến cảnh sống của 1 gia đình có 3 người con tự tử bằng lá ngón. Lý do rất đơn giản chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng cãi vã nhau thế nhưng chỉ 1 phút mà họ đã tìm đến cái chết mà không lường trước được hậu quả để lại cho bố mẹ già nghèo khổ phải nuôi 7 đứa cháu.

Mỗi chuyến đi về với đồng bào là một lần trăn trở của những người làm truyền hình tiếng dân tộc.
Dù đã có nhiều biện pháp nhưng những cái chết từ lá ngón vẫn còn tiếp diễn ở đây. Và chúng tôi, những người làm truyền hình của đồng bào, càng ý thức hơn về trách nhiệm của mình là đưa những vấn đề như vậy, những câu chuyện như vậy lên sóng, để nhắc nhở, cảnh tỉnh tới tất cả mọi người.
Biên dịch viên Rơ Châm Nguưr: Tự hào khi được đưa tin bằng tiếng nói của chính dân tộc mình
Biên dịch viên Rơ Châm Nguưr chia sẻ: "Với một người con của dân tộc Jrai tại Tây Nguyên như tôi, hàng ngày được đưa tin về đồng bào mình bằng ngôn ngữ của chính dân tộc mình trên sóng truyền hình quốc gia là một niềm tự hào."

Biên dịch viên Rơ Châm Nguưr.
Tôi là người Jrai, sinh ra và lớn lên trong vòng tay của buôn làng, của bà con dân tộc Jrai tại mảnh đất Tây Nguyên, tôi hiểu được bà con nơi đây yêu sự mộc mạc, chân chất trong cuộc sống thường ngày. Bà con nơi đây không thích ngôn ngữ hàn lâm, trừu tượng khó hiểu.
Do đó, tôi luôn đau đáu làm thế nào để biên dịch các chương trình bằng tiếng Jrai để bà con dễ hiểu nhất với ngôn từ gần gũi nhất có thể, để phục vụ nhu cầu xem Truyền hình bằng tiếng Jrai của bà con được đáp ứng tốt nhất.

Tự hào khi được giới thiệu về văn hóa dân tộc trên sóng truyền hình quốc gia.
BTV Sóc Khol: Trân trọng từng khoảnh khắc
BTV Sóc Khol chia sẻ: "20 năm - Với nhiều người thì rất dài, nhưng thực ra chỉ như cái chớp mắt. Quay đi quay lại thì đã tròn 16 năm, tôi được là thành viên của ngôi nhà chung VTV5."

Biên tập viên Sóc Khol trong trường quay chương trình tiếng Khmer.
Đó là nơi mà một cô gái Khmer như mình đã dành hết những tháng năm thanh xuân đẹp đẽ nhất để được cống hiến một phần rất rất nhỏ công sức. Mỗi lần lên sóng, mỗi lần mặc trang phục Khmer, nói tiếng Khmer, hay được về với từng phum, sóc miền Tây, đều đầy ắp những kỷ niệm.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.