Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19”: Lan tỏa các điển hình, tấm gương tiêu biểu
- Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 8:30:33 AM
Sau gần 4 tháng tổ chức, Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet đã đạt được những kết quả rất quan trọng, thu hút sự quan tâm tìm hiểu và tham gia dự thi của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội.
![]() |
TS. Trần Doãn Tiến – Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo VCNet, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” phát biểu tại Lễ tổng kết Cuộc
|
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm "Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet đã tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi.
Phát biểu tại Lễ tổng kết, TS. Trần Doãn Tiến – Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo VCNet, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết: Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch COVID-19; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, quy định về phòng, chống dịch bệnh cho mọi người dân. Sau gần 4 tháng tổ chức với 15 tuần thi, Cuộc thi đã đạt được những kết quả rất quan trọng, thu hút sự quan tâm tìm hiểu và tham gia dự thi của đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội.
Theo đồng chí Trần Doãn Tiến, sau 15 tuần thi, Cuộc thi đã thu hút 1.921.559 lượt người (tài khoản VCNet) tham gia dự thi với 4.890.662 lượt thi. Tổng số người trả lời đúng cả 05 câu hỏi là: 472.513 lượt người. Các tỉnh, thành phố dẫn đầu về số người dự thi: TP. Hồ Chí Minh (109.500 người), Bình Dương (34.829 người), Nghệ An (28.253 người), Hà Tĩnh (27.340 người), Đồng Tháp (23.644 người), Bắc Giang (22.432 người), Đắk Lắk (20.514 người), Bình Định (19.014 người), Cần Thơ (18.019 người), Quảng Ngãi (17.752 người). Ban Tổ chức đã trao 15 giải Nhất, 30 giải Nhì, 45 giải Ba với tổng số tiền giải thưởng là 120 triệu đồng.
Đặc biệt, đã có trên 50 triệu lượt truy cập, tìm hiểu kiến thức từ các nguồn thông tin, tư liệu phòng chống dịch COVID-19 trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và mạng xã hội VCNet. Điều này cho thấy sức lan tỏa, sức hấp dẫn và tính thiết thực của Cuộc thi, góp phần vào thành công chung trong công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 của hệ thống báo chí cả nước.
Phát biểu tại Lễ tổng kết, đồng chí Phan Xuân Thủy – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng và biểu dương Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ, tổ chức thành công Cuộc thi trắc nghiệm "Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa các điển hình, các tấm gương tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch, cổ vũ, động viên các cấp, các ngành, doanh nghiệp và tổ chức xã hội, đồng bào ta ở trong nước và ngoài nước nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức; chung sức, đồng lòng, quyết tâm phòng, chống dịch.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy trao bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phối hợp tổ chức Cuộc thi.
Cũng theo đồng chí Phan Xuân Thủy, để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thích ứng, linh hoạt an toàn với dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới, các cơ quan báo chí, trong đó có Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kỹ năng, kiến thức phòng, chống dịch, cập nhật kịp thời những văn bản, chính sách, quy định mới về kiểm soát dịch bệnh...
Tại Lễ tổng kết, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy đã trao bằng khen của Ban Tuyên giáo Trung ương tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phối hợp tổ chức Cuộc thi; Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.