Sẽ có những thay đổi về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/4/2022 | 3:03:28 PM

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang lấy ý kiến cho dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình, âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành TT&TT.

Phóng viên tác nghiệp. Ảnh minh họa
Phóng viên tác nghiệp. Ảnh minh họa

Theo dự thảo Thông tư, yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 6 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì biên tập ít nhất 4 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì ít nhất 2 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên tập viên hạng II: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì biên tập ít nhất 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 2 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

 

Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, dự thảo Thông tư quy định: Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học khác chuyên ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí. Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên.

Về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại liên quan đến nhiệm vụ được phân công; hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới. Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phóng viên hạng II, theo dự thảo Thông tư, phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì biên tập ít nhất 2 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 2 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành từ cấp cơ sở trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên xem tại đây

Các tin khác
Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng sách

Ngày 11/11, Báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức giới thiệu tập 3 và 4 bộ sách “Vững bước trên con đường đổi mới” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự