Xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội xuyên biên giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/4/2022 | 3:35:01 PM

"Đã rà quét, đấu tranh xử lý thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội xuyên biên giới..." - Đây là một trong những kết quả mà Bộ Thông tin và Truyền thông nêu ra tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước (QLNN) tháng 4/2022 được tổ chức ngày 25/4.

Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 4/2022.
Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước tháng 4/2022.

Theo báo cáo của Văn phòng Bộ, trong tháng 4/2022 lĩnh vực báo chí, truyền thông tiếp tục được quan tâm. Trong đó Bộ đã tổ chức làm việc và đấu tranh 3 nền tảng xuyên biên giới gồm Facebook, Tiktok, Apple. Đã lập danh sách các trò chơi điện tử không phép, game cờ bạc phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam. Đã rà quét, đấu tranh xử lý thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội xuyên biên giới và công khai kết quả xử lý vi phạm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.

Thiết lập đường dây nóng và địa chỉ tiếp nhận phản ánh về sai phạm của OTT TV (dịch vụ truyền thông cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet). Đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công An thẩm định, điều tra tiến tới khởi tố các đối tượng liên quan đến hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân.

Thời gian tới, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động của cá nhân, nhất là những người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử, thông tin điện tử; Triển khai kiểm tra một số hoạt động nhằm phát hiện, xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí...

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu xây dựng các công cụ hỗ trợ cho cán bộ công chức làm việc (như: Công cụ giám sát không gian mạng, giám sát không gian báo chí, các nền tảng làm việc số…) để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc được hiệu quả hơn.

Bộ trưởng chỉ rõ: Làm cho công việc dễ đi là trọng tâm của chuyển đổi số. Bởi vậy, thay đổi cách thức làm việc, sử dụng các công cụ làm việc mới là trách nhiệm của các thủ trưởng đơn vị. Cần đánh giá năng lực cán bộ thông qua chuyển đổi số  đơn vị, lĩnh vực mình quản lý vào kết quả bình xét thi đua cuối năm. Bộ trưởng đã yêu cầu đẩy mạnh xây dựng hệ thống giám sát online trong công tác quản lý nhà nước của Bộ. Chỉ có vậy mới nhìn thấy được, giám sát chặt chẽ, sớm phát hiện sai sót để cảnh báo sớm.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường 2020. Ảnh minh họa

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

''Tiếng mạng' được hình thành và sử dụng, cùng với sự du nhập ồ ạt của từ ngữ nước ngoài đang có nguy cơ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Một trong những bức ảnh đoạt Giải ảnh Khoảnh khắc Báo chí năm 2024 do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức.

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.

Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự