Kết hợp cả hai yếu tố con người và công nghệ mới chống được tin giả
- Cập nhật: Thứ sáu, 29/4/2022 | 4:03:34 PM
Hội Nhà báo Hàn Quốc vừa đăng cai tổ chức Hội nghị các nhà báo Thế giới 2022 tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc từ ngày 24 - 26/4/2022.
![]() |
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hòa Mi
|
Hội nghị được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của khoảng 70 nhà báo từ 34 quốc gia, cùng nhau thảo luận về tình hình kiểm chứng tin giả lan truyền trên môi trường mạng và vai trò của các nhà báo trong việc thay đổi xã hội.
Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum đã có bài phát biểu tại chương trình. Trong thông điệp gửi các nhà báo từ 34 quốc gia tham dự Hội nghị, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum cho rằng việc tin đồn, tin giả ngày càng gia tăng về số lượng với tốc lan truyền nhanh chóng đã ảnh hưởng tới niềm tin của người dân, đặc biệt trong thời điểm COVID-19.
"Tất cả chúng ta cần suy nghĩ về cách ứng xử đúng đắn đối với tương lai của cộng đồng và vai trò của báo chí là gì?. Tôi hy vọng tất cả các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo tham dự Hội nghị trên tinh thần đoàn kết và hợp tác, sẽ góp phần tạo ra một "cộng đồng lành mạnh". Với sức mạnh đó, chúng ta hãy làm nên một trang sử mới cho nền báo chí và nhân loại ”, ông nhấn mạnh.
Chia sẻ tại Hội nghị năm nay, ông Kim Dong-hoon, Chủ tịch Hội Nhà báo Hàn Quốc cho biết: "Có một thực tế là trong hành trình làm báo, tất cả những người cầm bút chân chính đều đang làm việc chăm chỉ, nỗ lực vì tự do, hòa bình và lan tỏa sự thật, niềm tin đến với công chúng. Hội nghị các nhà báo Thế giới 2022 là không gian để các nhà báo mỗi quốc gia chia sẻ về các cách thức hạn chế thông tin giả lan truyền trên môi trường mạng, giúp người dùng có thể tiếp cận các nguồn tin "sạch” cũng như đề xuất các giải pháp đang được triển khai ở mỗi nước, nhằm hướng tới thay đổi xã hội”.
Trên tinh thần đó, hội nghị được triển khai thành 2 phiên họp thảo luận về những vấn đề mà ngành công nghiệp tin tức đang đối mặt và cách đưa tin sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết những vấn đề liên quan tới tin giả. Ở nước ngoài có nhiều dự án kiểm chứng thông tin độc lập gọi là Fact Check. Sau đó có nhiều cơ quan báo chí hoặc một nhóm các cơ quan báo chí tham gia để tổ chức Fact Check trước các sự kiện quan trọng.
Trong số các giải pháp được trình bày có PUBLISHlink, giải pháp đọc và kiếm tiền của PUBLISH, cho phép các tổ chức truyền thông báo chí thưởng cho độc giả của họ bằng tiền điện tử vì đã hoàn thành một số hành động như đọc và chia sẻ các bài báo. Phương pháp này nhằm biến những độc giả thành "các bên liên quan tích cực” một cách hiệu quả.
NFT truyền thông (mã thông báo không thể thay thế) cũng được nhiều quốc gia sử dụng để chống lại thông tin sai lệch, hệ thống xác thực và xác thực báo chí dựa trên DID (định danh phi tập trung) cho các nhà báo. Tất cả những công cụ này nhằm "xây dựng một hệ sinh thái báo chí an toàn và minh bạch để báo chí cân bằng không bị thao túng và thông tin sai lệch”.
Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam cũng chia sẻ: "Ở Việt Nam chưa có dự án nào quy mô để Fact Check được như vậy. Ngay bản thân các cơ quan báo chí lớn cũng chưa thực sự coi Fact Check là một phần công việc. Fact Check gặp khó khăn lớn nhất về lực lượng nhân sự. Bên cạnh đó cần phải có công nghệ bởi vì rất nhiều nội dung nếu có công nghệ tốt thì việc Fact Check để loại bỏ bớt thông tin sai lệch sẽ có hiệu quả. Hiện nay việc phát tán tin giả không chỉ dừng lại ở phương thức thủ công mà "tin tặc” cũng có thể áp dụng công nghệ phát tán tin giả bằng trí tuệ nhân tạo. Nếu chúng ta không có công nghệ phát hiện tin giả cũng bằng trí tuệ nhân tạo thì chúng ta không thể chạy đuổi theo được. Tuy nhiên con người vẫn là yếu tố chính đằng sau tất cả các công nghệ như vậy. Có rất nhiều thông tin mà công nghệ không thể kiểm chứng được mà phải cử phóng viên đến nhìn tận mắt, kiểm tra tất cả thông tin giống như quy trình làm báo tiêu chuẩn. Kết hợp cả hai yếu tố con người và công nghệ thì phần nào mới chống được tin giả. Sự phối hợp giữa các nguồn thông tin chính thống kết hợp với các công ty công nghệ và các nền tảng mạng xã hội sẽ tạo nên sức mạnh trong công cuộc chống tin giả”.

Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum phát biểu tại hội nghị. Ảnh Hòa Mi
Trong những năm qua, báo chí đã và đang tạo ra những thay đổi xã hội bằng cách cung cấp thông tin cho công chúng, giúp nâng cao nhận thức của người dân và thúc đẩy các cơ quan chức năng địa phương đưa các quyết định và chính sách đúng đắn. Nghề báo đã thực sự thay đổi xã hội ở một số khía cạnh.
Sức mạnh mềm có được từ cây bút vượt trội sức mạnh từ nòng súng. Nhà báo vừa giữ vai trò cung cấp thông tin nhưng cũng là người mang tầm ảnh hưởng. Báo chí hình thành tư duy phổ biến và thay đổi thái độ, hành vi của công chúng.
Trong thời đại ngày nay, người dân có thể tìm kiếm Facebook, Twitter hoặc các phiên bản trực tuyến của các tờ báo có uy tín. Bất kể đầu ra nào, sự phát triển của công nghệ cho phép hàng triệu người lắng nghe tiếng nói của những người bình thường trong vòng vài giây. Trong suốt hai thế kỷ qua, các nhà báo đã làm rất nhiều nhằm hướng tới thay đổi xã hội. Khi tự do báo chí phát triển mạnh thì cơ hội thay đổi lớn hơn và tốt hơn.
Cơn sóng thần của tin giả, tin đồn thất thiệt, giống như cơn sóng thần mà chúng ta đã thấy trong đại dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy các nhà báo và giới truyền thông phải hành động nhanh hơn, mạnh mẽ hơn vì một xã hội an toàn hơn, tốt đẹp hơn.
Các tin khác

Không chỉ tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường, các cơ quan báo chí còn phản ánh trực diện vấn đề môi trường nhìn từ thực tế đời sống. Qua đó nắm bắt các ý kiến của người dân, chính quyền địa phương phản hồi cho cơ quan quản lý để thực hiện tốt hơn các quy định pháp luật.

Tiếng lóng và tiếng mạng, hai luồng ngôn ngữ đang len lỏi vào đời sống thường nhật, đặt ra câu hỏi về sự biến đổi của tiếng Việt. Tiếng lóng, 'kí sinh' trong các nhóm nhỏ, nhanh chóng thay đổi. Tiếng mạng, 'đứa con' của thời đại số, lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt trong giới trẻ. Liệu chúng đang làm giàu hay làm suy giảm sự trong sáng của ngôn ngữ quốc gia?

Đó là “thông điệp” mà những người trong cuộc chia sẻ trước cơn bão AI. Tất nhiên, không thể phủ nhận, AI đang làm thay đổi cách chúng ta tạo ra và sử dụng hình ảnh. Nhưng ảnh báo chí vẫn là câu chuyện của con người, của những trải nghiệm thật, của sự dấn thân, của những khoảnh khắc không thể lập trình. Quan trọng là phải vận dụng khéo léo AI cùng với việc đào tạo kỹ năng và nâng cao trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho phóng viên ảnh.
.jpg)
Hội thảo khoa học quốc gia “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã làm rõ nội dung: Giáo dục liêm chính là giải pháp then chốt để phòng chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, củng cố lòng tin của nhân dân.