Người làm báo cần nhanh nhạy để thích ứng với công việc trong thời đại số

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/6/2022 | 4:19:11 PM

Sự phát triển chóng mặt của thông tin trên môi trường internet và cách tiếp cận thông tin của công chúng hiện nay trên các nền tảng công nghệ mang đến cho người làm báo cả cơ hội và thách thức. Trong hoàn cảnh đó, người làm báo phải nhanh nhạy, thích nghi bắt nhịp được với những cuộc đua ngày càng khốc liệt.

Người làm báo phải thực sự nhanh nhạy để thích ứng với công việc trong thời đại số. Ảnh minh họa
Người làm báo phải thực sự nhanh nhạy để thích ứng với công việc trong thời đại số. Ảnh minh họa

Xác định rõ mang đến độc giả thông tin gì, câu chuyện gì

Trải qua nhiều thời kỳ, người làm báo đã phát huy được thế mạnh của mình là thông tin nhanh nhạy, kịp thời. Giữ vững vai trò người tuyên truyền, cổ động, khơi nguồn nhiều phong trào mang ý nghĩa nhân văn, khơi dậy truyền thống, niềm tự hào dân tộc trong mỗi cá nhân, tập thể và cả xã hội.


nguoi lam bao can nhanh nhay de thich ung voi cong viec trong thoi dai so hinh 1

Người làm báo phải thực sự nhanh nhạy để thích ứng với công việc trong thời đại số.

Trong thời đại ngày hôm nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội (MXH) câu chuyện về rèn nghề, giữ vai trò lực lượng xung kích trên mặt trận truyền thông càng chịu nhiều áp lực hơn. Đó là sức ép của nhiều phía, đặc biệt là sự cạnh tranh của MXH, một số nhà báo đã dễ dãi với nghề, chạy theo lối viết câu view, câu like…

Điều này có thể bị gặp phải sự phản ứng bởi dư luận, của công chúng yêu báo chí. Để giữ được đạo đức nhà báo trong hôm nay rất cần bản lĩnh nhà báo cũng như sự hỗ trợ của tòa soạn và hội nhà báo các cấp.

Nhà báo Bùi Tiến Dũng, Trưởng ban Giáo dục - Khoa học (báo Tuổi trẻ) cho rằng: "Thời đại chúng ta là thời đại 4.0, xã hội chúng ta đang sống rất nhiều thông tin, mọi giao tiếp, nhiều hoạt động đều diễn ra ở trên internet chứ không phải như trước đây mọi thứ đều trực tiếp. MXH là cơ hội để người làm báo tận dụng, làm tốt công việc của mình hơn. Báo chí sẽ hướng tới thông tin mang tính xu hướng xây dựng, phân tích, phản biện, cung cấp giải pháp, phản biện, phân tích có chiều sâu… những điều mà MXH không làm được".

Từ thực tế đó, thay đổi là yêu cầu đặt ra của các tòa soạn với phóng viên, phóng viên giờ phải biết làm báo "đa di năng". Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần là dùng cách làm báo dựa vào MXH, làm qua điện thoại, ở nhà phỏng vấn, đó là cách làm báo không mang lại hiệu quả lâu dài. Người phóng viên cần phải đi ra ngoài, đi thực tế, thực địa nhiều hơn để mỗi tác phẩm báo chí mang hơi thở cuộc sống.

Chung quy lại khi mọi thứ diễn ra trên môi trường internet, thì kỹ năng làm báo đa phương tiện mỗi phóng viên cần phải trang bị, các cơ quan báo chí cần đào tạo cho phóng viên. Đó cũng là lý do trong nhiều năm qua Hội Nhà báo Việt Nam rất quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ, nhất là làm đa phương tiện trong thời gian qua.

Theo nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó giám đốc VOV Giao thông: Chúng ta thường nghĩ MXH là ghê gớm, nhưng thật ra những thông tin, những trend lớn trên đó đều xuất phát từ các tờ báo. Chúng ta thường bỏ qua những tác phẩm dẫn dắt công chúng. Còn việc ứng dụng công nghệ tác nghiệp với người làm báo hiện nay là thứ không khó để học, để ứng dụng, nhưng cái chính bản thân các nhà báo cần xác định ứng dụng công nghệ để làm gì, đạt tới hiệu quả gì? Và đích đến cuối cùng của mình là gì, chúng ta cứ đắp lên tác phẩm của mình lớp áo công nghệ, trình diễn những ứng dụng mới, nhưng vấn đề chúng ta mang đến cho độc giả cái gì. Mục đích là chúng ta mang đến độc giả thông tin gì, câu chuyện gì?

Mỗi phóng viên nhà báo cần bình tĩnh trước cơn bão thông tin của MXH

Hiện nay, trong thời đại công nghệ 4.0, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu của công chúng nâng cao, đòi hỏi các cơ quan báo chí phải cung cấp thông tin nhanh và đa dạng về hình thức tuyên truyền, trong đó kết hợp nhiều loại hình báo chí đăng tải ở nhiều MXH khác nhau để tối ưu hóa việc tìm kiếm độc giả.

Tuy nhiên, làm báo, làm truyền thông đa phương tiện là xu thế mới của báo chí hiện đại, đòi hỏi người làm báo không chỉ chuyên nghiệp, giỏi nghề mà còn phải thạo ngoại ngữ, làm chủ công nghệ; tích hợp được các kỹ năng đa phương tiện nhằm sáng tạo ra những tác phẩm báo chí đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công chúng.

Nhà báo Phạm Đức Nhuận - phó Trưởng phòng thư ký tòa soạn (Báo Hưng Yên) chia sẻ: Trước hết, nhà báo phải có năng lực thực sự, nhanh nhạy, thích ứng với công việc đa dạng. Có tư duy độc lập, sáng tạo, biết phân tích đầy đủ bản chất của sự vật, hiện tượng khi muốn thông tin, phản ánh. Trong thời đại công nghệ số, mô hình tòa soạn hội tụ, báo chí phải dùng công nghệ nhiều hơn và điều nhà báo cần học chính là công nghệ.

"Nhà báo phải làm việc đa nhiệm hơn, phải chuẩn bị tin, bài, hình ảnh một cách đa dạng hơn để có thể đăng tải trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Như vậy, muốn làm tốt nhiệm vụ, phóng viên, biên tập viên phải đa năng, vừa có kỹ năng viết tin, bài, vừa biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật báo chí như máy quay, máy ảnh, máy ghi âm, đồng thời am hiểu nhiều loại hình báo chí, kỹ năng sử dụng truyền thông mạng xã hội trong tác nghiệp”, nhà báo Phạm Đức Nhuận thông tin thêm.

Có thể nói, mỗi thời kỳ người làm báo có những cách khai thác và tác nghiệp khác nhau, nhưng dù trong hoàn cảnh, thời đại nào vẫn luôn đòi hỏi nhà báo phải có bản lĩnh, thông tin nhanh nhưng phải có tính định hướng. Các bài báo phải thể hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Nhà báo phải có chính kiến rõ ràng để tạo thông tin tích cực đẩy lùi tiêu cực, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng chuyên sâu như kỹ năng điều tra, viết chân dung, phóng sự, phỏng vấn…

Công nghệ phát triển, MXH phát triển thì các cơ quan báo chí cũng cần phải đi theo xu hướng thay đổi, ứng dụng công nghệ, tận dụng các MXH để phát triển, từng bước kiên trì mở rộng đối tượng độc giả. Trong sự thay đổi cách tiếp cận của bạn đọc, mỗi một phóng viên, nhà báo, biên tập viên, cả tòa soạn cần phải xác định cụ thể sẽ đứng ở đâu trong lòng công chúng. Qua đó mình sẽ xác định được về mặt tư tưởng, trên cơ sở đó sẽ xây dựng được định hướng của mỗi tờ báo.

Nhà báo Hoàng Minh - Phó trưởng Phòng Báo Điện tử (Báo Vĩnh Long) chia sẻ, "tôi may mắn được tham gia nhiều lớp tập huấn của về ứng dụng công nghệ vào làm báo và biết tận dụng MXH, việc này hỗ trợ tôi rất nhiều. Nghĩa là mình không đối đầu với MXH mà mình bắt nhịp như thế nào, hòa nhập nhưng không hòa tan, ứng dụng MXH để phát triển công việc, từng khâu cho tòa soạn mình như thế nào. Ở đây vấn đề cốt lõi vẫn là ở con người, mỗi phóng viên nhà báo cần bình tĩnh trước cơn bão thông tin của MXH, trang bị đầy đủ kiến thức trong thời kỳ làm báo hiện đại. Phát huy được bản lĩnh của người làm báo".

Thực tế hiện nay, mỗi cơ quan báo chí nếu khuyến khích phát huy tối đa tinh thần cộng tác, làm việc theo nhóm, sức mạnh của tập thể sẽ tạo ra hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Nhưng ở nhà báo, phóng viên cũng cần thường xuyên học hỏi, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị,… Lăn lộn với nghề, không ngừng trau dồi, học hỏi, tích lũy kiến thức văn hóa-xã hội để bắt nhịp với cách làm báo hiện đại.

Theo Báo NB&CL (NT)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục