Nhà báo Kiều Thanh Phượng: Chúng tôi cũng đối mặt với..."những điều chưa từng"

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/6/2022 | 8:17:04 AM

Đó là chia sẻ của nhà báo Kiều Thanh Phượng, đại diện nhóm tác giả đạt giải B - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021. Tác phẩm "Cuộc chiến với những điều chưa từng" đã khắc họa sâu sắc "cuộc chiến" khốc liệt song cũng đầy kiên cường của cả đất nước, cả dân tộc trước đại dịch COVID-19.

Các nhà báo tác nghiệp tại Núi Hiểu thuộc tâm dịch Bắc Giang.
Các nhà báo tác nghiệp tại Núi Hiểu thuộc tâm dịch Bắc Giang.

Chương trình đã chạm được và hòa chung với cảm xúc người nghe vào thời điểm đó

"Cuộc chiến với những điều chưa từng" của nhóm tác giả Đinh Thị Thu Trang, Kiều Thanh Phượng, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Lê Phương Thảo, Phạm Thị Thu Trang thuộc Liên Chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam đạt giải B - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021, là tác phẩm đặc biệt nhìn lại 2021 - một năm khó quên của cả đất nước, cả dân tộc khi đối mặt với "cuộc chiến" của những "điều chưa từng" trong đại dịch.

Phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với nhà báo Kiều Thanh Phượng, đại diện nhóm tác giả để lắng nghe những chia sẻ về quá trình thực hiện tác phẩm, cũng như những kỉ niệm khó quên trên hành trình khắc họa lại "Cuộc chiến với những điều chưa từng" khi tác nghiệp tại tâm dịch "nóng" nhất cả nước.

nha bao kieu thanh phuong chung toi cung doi mat voinhung dieu chua tung hinh 1

Nhà báo Kiều Thanh Phượng, Đinh Thị Thu Trang và Đồng Quyết Thắng (từ trái sang).

+Trong quá trình thực hiện "Cuộc chiến với những điều chưa từng", tác phẩm với đề tài đem lại nhiều sự lắng đọng cho khán thính giả, chắc hẳn có rất nhiều kỉ niệm và cả những thách thức đáng nhớ, chị có thể chia sẻ đôi chút về điều này?

- "Cuộc chiến với những điều chưa từng” là chương trình phát sóng vào ngày cuối cùng của năm, để nhìn lại 2021 với những vui, buồn đan xen. Chính vì thế, chúng tôi không gặp khó khăn trong khi thực hiện chương trình, mà nói chính xác là chương trình đã "gói lại” những khó khăn của các phóng viên mảng y tế trong suốt 1 năm dịch bệnh COVID-19 diễn ra căng thẳng.

Chẳng hạn như để có phóng sự "Chao đảo” và phóng sự "Danh tính của sự mất mát”, phóng viên Cao Phương Lan và Nguyễn Trần Anh Thu của VOV2 đã phải lao vào tâm dịch TP HCM để tác nghiệp. Và đây chỉ là hai trong số rất nhiều sản phẩm báo chí mà hai nhà báo có được trong suốt 30 ngày dấn thân tại các tỉnh phía Nam. Hay như phóng viên Lê Phương Thảo, Phạm Thu Trang đã của VOV trở lại TP HCM những ngày hết giãn cách, phong tỏa để ghi nhận "cuộc sống bình thường mới”…

Cùng với đó là sự tác nghiệp của rất nhiều phóng viên khác để ghi lại công tác phòng chống dịch COVID-19 trên toàn "mặt trận” như: thu dung, điều trị bệnh nhân, ngoại giao vaccine, tiêm phòng vaccine… Có lẽ không chỉ người dân, các y bác sỹ, các lực lượng chống dịch, mà ngay cả với các phóng viên chúng tôi cũng đối mặt với "những điều chưa từng".

Tuy nhiên, chúng tôi đã phải đắn đo rất nhiều khi xác định góc nhìn của chương trình. Trong một bức tranh chung về đại dịch COVID-19 mà mỗi người ở những góc khác nhau, những trải nghiệm khác nhau sẽ nhìn về "cuộc chiến” này không giống nhau. Vậy đâu sẽ là góc nhìn có thể bao trùm, để ai cũng thấy mình trong đó – người mất mát thì được sẻ chia, người còn lại thì thêm vững tin vào "cuộc chiến” này.

Đây là một câu hỏi khó mà chúng tôi nghĩ rằng chính việc nhìn vào sự mất mát, "không được phép quên những tháng ngày đau thương đủ cho cả một đời người như thế” (trích dẫn trong chương trình), để rồi có thêm động lực, quyết tâm cho hàng loạt các giải pháp đẩy lui dịch bệnh, đã giúp chương trình chạm được và hòa chung với cảm xúc người nghe vào thời điểm đó.

Truyền đi một tinh thần vững vàng, đối mặt với khó khăn, thống nhất và đoàn kết cùng nhau vượt qua

+ Là người trực tiếp có mặt tại tâm dịch để thực hiện tác phẩm, chị đánh giá thế nào về vai trò của báo chí trong thời điểm ấy, khi đất nước đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, thiệt hại về cả người và của?

- Là người trực tiếp tác nghiệp tại tâm dịch trong giai đoạn COVID-19 bùng phát mạnh nhất, gây ra những mất mát to lớn nhất, chúng tôi hiểu rằng, trách nhiệm của mình không chỉ là phản ánh hiện thực, chân thực, khách quan… mà còn cần phải truyền đi một tinh thần vững vàng, đối mặt với khó khăn, thống nhất và đoàn kết cùng nhau vượt qua.

Bởi trong dịch bệnh, còn có một thứ virus lan truyền mạnh mẽ nữa đó là virus hoang mang, rất có thể sẽ khiến nhiều người gục ngã trước khi COVID-19 tấn công nếu như không có những định hướng, dẫn dắt. Tinh thần này được từng phóng viên thấm nhuần và là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt trong tất cả các sản phẩm báo chí, thông tin, hình ảnh mà Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung và VOV2 nói riêng thực hiện khi phản ánh về dịch COVID-19.

+Qua tác phẩm này, chị muốn lan tỏa thông điệp nhân văn gì đến cộng đồng?

-Phần kết của chương trình: "Đại dịch chưa thể chấm dứt, dù trong chiến lược hành động nào cũng không thể quên điều đó!” – Đây là cái kết mở ra chứ không phải đóng lại. Những khó khăn mà nhân dân cả nước đã vượt qua trong năm 2021 khiến chúng ta lạc quan nhưng không thể chủ quan, một thông điệp chúng tôi cho là cần thiết tại thời điểm lúc bấy giờ khi mà sự bàng hoàng vẫn vẹn nguyên trên gương mặt những người dân TP HCM và các tỉnh phía Nam.

Xin cảm ơn chị về những chia sẻ này!

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục