“Big Data”: Thích ứng để tồn tại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/7/2022 | 5:04:20 PM

Xu hướng truyền thông số, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) đã buộc báo chí cần phải thích ứng để theo kịp. Một cơ sở dữ liệu Big Data trong công việc chuyên môn và để xây dựng các nền tảng báo chí hiện đại là thách thức lớn và rất quan trọng đối với báo chí trong tương lai.

Kỷ nguyên số đòi hỏi các tòa soạn, cũng như từng phóng viên cần phải lưu trữ và nắm vững các công cụ xử lý dữ liệu số khổng lồ.
Kỷ nguyên số đòi hỏi các tòa soạn, cũng như từng phóng viên cần phải lưu trữ và nắm vững các công cụ xử lý dữ liệu số khổng lồ.

Big Data và Báo chí dữ liệu

Công cuộc chuyển đổi số đòi hỏi các cơ quan báo chí, các tòa soạn cần phải đầu tư mạnh mẽ về mặt công nghệ, để xây dựng cho mình một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn diện và hiệu quả. Và một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nên một tòa soạn "số hóa” là sở hữu một cơ sở dữ liệu phong phú, hiện đại để hướng tới một khái niệm "Big Data” mà sản phẩm tiêu biểu của nó trong truyền thông là báo chí dữ liệu.

Big Data và báo chí dữ liệu tất nhiên không phải khái niệm mới. Thậm chí báo chí dữ liệu từng được nhắc tới tại Mỹ từ những năm 1950, khi nhiều tờ báo đã sử dụng các công cụ kỹ thuật số để đơn giản hóa việc thu thập, lưu trữ và đăng tải dữ liệu. Tuy nhiên, với sự phát triển vũ bão của công nghệ số hóa và đặc biệt Trí thông minh nhân tạo (AI), thì vai trò của Big Data lại đang càng nổi bật và thể hiện vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Với nguồn dữ liệu đa dạng và phong phú, các cơ quan truyền thông sẽ dễ dàng tạo ra những sản phẩm báo chí dữ liệu đang thịnh hành và thể hiện khác biệt. Với Big Data, các phóng viên không chỉ có nhiều tư liệu tốt hơn cho các bài viết bình thường, mà còn dễ dàng phát hiện ra những vấn đề lớn để tạo ra những bài viết lớn như E-Magazine, Long-Form hay Infographic - những loại hình báo chí hiện đại và giàu sức hút với độc giả. 

Nói tóm lại, lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng này bao gồm một tập hợp các phương pháp thu thập, phân tích, diễn giải, trực quan hóa và xuất bản dữ liệu với mục đích báo chí, thường áp dụng phương pháp kể chuyện bằng dữ liệu. 

Hiện một số hãng tin lớn hoặc một số quốc gia đã tạo ra những cơ sở dữ liệu Big Data báo chí riêng cho mình, như Reuters Graphics, The Guardian’s Datablog, Dự án Sinar ở Malaysia, Nhóm dữ liệu La Nación của Argentina, Mạng lưới các nhà báo dữ liệu Ả Rập.

Hay WanaData, một sáng kiến ​​liên châu Phi của Code for Africa, bao gồm một mạng lưới các nhà báo nữ, nhà khoa học dữ liệu và nhà công nghệ làm việc để "thay đổi bối cảnh truyền thông kỹ thuật số bằng cách sản xuất và quảng bá tin tức dựa trên dữ liệu”. Ngoài ra, một số dự án của DataJournalism.com và DataN cũng đang cung cấp rất nhiều tài nguyên, tài liệu, khóa học và hướng dẫn miễn phí để hỗ trợ cộng đồng báo chí dữ liệu.

Những phân tích kể trên cho thấy đóng góp đáng kể của báo chí dữ liệu trong đời sống báo chí đương đại, có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực điều tra khác, như đảm bảo an toàn cho nhà báo và đặc biệt việc lan truyền thông tin sai lệch.

Các sản phẩm Big Data điển hình

Sự kiện điển hình và có thể nói đình đám nhất gắn liền với báo chí dữ liệu là vụ Hồ sơ Pandora (Pandora Papers) - được xem như "cuộc điều tra lớn nhất trong lịch sử báo chí”. Pandora Papers do Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tiến hành, nó đã khám phá các giao dịch ra nước ngoài của 35 nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và trước đây, cùng hơn 300 cá nhân khác bao gồm các quan chức và chính trị gia trên thế giới. Dự án quốc tế này là một ví dụ điển hình của báo chí dữ liệu hợp tác ở mức tốt nhất của nó. Trên thực tế, Pandora Papers có sự tham gia của hơn 600 nhà báo từ 150 hãng tin tức, những người đã cùng nhau phân tích gần 12 triệu tài liệu bị rò rỉ bởi 14 nhà cung cấp nước ngoài.

Trong năm 2021, trang web DataJournalism.com đã chọn ra 12 sản phẩm báo chí dữ liệu ấn tượng nhất dựa trên Big Data. Ngoài vụ Hồ sơ Pandora còn có nhiều bài báo có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới dựa trên Big Data. Ví như tờ Al Jazeera phát hành bài một bộ đồ họa sống động về 20 năm chiến tranh Afghanistan, kể từ khi Mỹ bắt đầu cho đến khi rút khỏi nước này. Bài báo, chính xác hơn là một sản phẩm công nghệ truyền thông, đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan, rất sâu sắc và chi tiết khi tích hợp cả những bài viết truyền thống, những video trực quan và các đồ họa ấn tượng về cuộc chiến này.

Hay tại kỳ Thế vận hội mùa Hè 2021, nhóm Reuters Graphics đã tận dụng sự kiện này để công bố tác phẩm báo chí dữ liệu ấn tượng, khi tập trung vào các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong một hình ảnh đồ họa thông tin đặc sắc. Hai thành viên Minami Funakoshi và Ally J. Levine của nhóm muốn thể hiện rằng sự kiện này có thể là một trong những kỳ Olympic nóng nhất từ ​​trước đến nay, điều đó có nghĩa các vận động viên không chỉ phải đối phó với COVID-19, mà còn cả nhiệt độ thiêu đốt và độ ẩm cao.

Tất nhiên, báo chí dữ liệu đã có một năm 2021 bùng nổ liên quan đến đại dịch COVID-19. Cả hai hãng tin lớn BuzzFeed News và New York Times cũng có những sản phẩm báo chí dữ liệu xuất sắc nhờ sử dụng Big Data và các công nghệ truyền thông hiện đại, để giúp cho độc giả có một cái nhìn rõ ràng, được cập nhật hằng ngày và vô cùng thú vị, thay vì phải đọc rất nhiều bài bài báo dài và khô khan truyền thống.

big data thich ung de ton tai hinh 2

Big Data với tương lai của báo chí

Tất nhiên, Big Data và báo chí dữ liệu không chỉ quan trọng để tạo ra những điều to tát hay rộng lớn, mà còn hữu ích cho những sản phẩm báo chí thiết thực hằng ngày nói chung. Với một nguồn dữ liệu sẵn có và được gói gọn trong một phần mềm thông minh, các phóng viên có thể chỉ mất vài phút hoặc vài giây để tìm thấy những số liệu mà họ cần, thay vì lục lọi hàng giờ trong hàng chồng tài liệu hoặc trong kho dữ liệu cá nhân trên máy tính.

Có thể nói, với xu thế cả xã hội đang được số hóa, không có lý do gì báo chí vốn mang nhiệm vụ phản ánh xã hội hay dẫn dắt dư luận, lại đứng ngoài cuộc. Các cá nhân và tổ chức cũng đang dành rất nhiều thời gian cho thế giới ảo và ngày càng phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số. Một bài báo điều tra hiện không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực tại, như ở một khu chợ, một khu phố hay một nhánh sông, mà còn cả trên không gian mạng vốn phải dựa vào những nguồn dữ liệu lớn và quan trọng.

Ngoài ra, chỉ khi nắm vững được công nghệ, sở hữu hoặc biết khai thác các dữ liệu, báo chí mới có thể thực hiện được một sứ mệnh quan trọng khác là phát hiện và đấu tranh với thông tin sai lệch trên mạng. Hơn nữa, Big Data còn có ý nghĩa giúp cho các cơ quan báo chí nghiên cứu tốt hơn về xu thế truyền thông, nhắm đến đúng độc giả để có định hướng tốt nhất cho các sản phẩm báo chí của mình - một giá trị rất quan trọng khác của Big Data đối với lĩnh vực truyền thông.

Đúng là ngay cả với các hãng truyền thông lớn trên thế giới, Big Data mà sản phẩm tiêu biểu của nó trong truyền thông là báo chí dữ liệu vẫn là một thách thức lớn. Nhưng rõ ràng, khi xã hội và thậm chí từng cá nhân ngày càng được "số hóa”, thì Big Data là đích đến mà báo chí hiện đại có thể buộc phải hướng tới, hay ít nhất cũng là công cụ mà báo chí cần tiếp cận mạnh mẽ.

Theo Báo NB&CL(NT)

Các tin khác
Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi. Ảnh: ĐCS

Ngày 25/11, tại Trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”. Cuộc thi dự kiến diễn ra từ ngày 25/11/2014 đến ngày 26/5/2025 tại địa chỉ: chonghanggia.dangcongsan.vn.

Các đại biểu dự lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa có công văn gửi các cơ quan báo chí về đẩy mạnh tuyên truyền, hưởng ứng tham gia Giải Báo chí toàn quốc về bình đẳng giới năm 2024.

Tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: Luật sư Phạm Thị Thu Hà - Nguyên thẩm phán Toà án nhân dân TP Hà Nội; Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Báo Nông Thôn Ngày Nay (Dân Việt); Nhà báo Nguyễn Hồ Trí - Đài truyền hình Việt Nam.

Trong tác nghiệp báo chí luôn tồn tại mối quan hệ giữa nhà báo, nhân vật và công chúng. Pháp luật bảo vệ các quyền về riêng tư cá nhân và cũng bảo vệ các quyền chính đáng khác như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do báo chí, quyền tác nghiệp của nhà báo. Do đó, các nhà báo cần giải quyết mối quan hệ này một cách hiệu quả để tạo ra những tác phẩm báo chí hấp dẫn mà vẫn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Giải Đặc biệt được trao cho nhóm tác giả Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục